Trước sự phát triển mạnh của thị trường sản phẩm sạch tại châu Âu, ngày càng có nhiều các nhà sản xuất châu Phi hướng đến một nền nông nghiệp sạch nhằm cho ra đời những sản phẩm hữu cơ, đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của người tiêu dùng châu Âu.
Trong khi đó, những nguyên tắc để xác định một sản phẩm sạch mà Liên minh châu Âu (EU) đưa ra rất chặt chẽ.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đang thực hiện dự án trị giá 2,4 triệu USD do Đức tài trợ nhằm hỗ trợ khoảng 5.000 nông dân ở các quốc gia Tây Phi để đạt chứng nhận cần thiết.
Nền nông nghiệp truyền thông của châu Phi về bản chất là nền nông nghiệp sạch, vì người nông dân không sử dụng bất cứ loại phân bón hay thuốc trừ sâu nào. Do đó, đa phần nông dân châu Phi chỉ làm nông nghiệp nhỏ, chủ yếu nhằm bảo đảm an ninh lương thực cho gia đình họ hoặc cho cộng đồng của họ, nên họ không có bất cứ một chứng nhận nào để chứng minh rằng sản phẩm của họ là sạch và họ cũng không quan tâm tới điều này.
Chứng nhận sản phẩm sạch lại rất quan trọng đối với những ai muốn tăng diện tích trồng để có sản phẩm sạch phục vụ cho xuất khẩu. Hiện nay, gần 880.000ha đã được chứng nhận sạch và được hơn 470.000 hộ sản xuất nhỏ châu Phi quản lý.
Các nước có diện tích đất nông nghiệp được khai thác được chứng nhận sạch ở châu Phi lớn nhất đó là Tunisia, Uganda, Nam Phi và Tanzania. Đất được khai thác để trồng vĩnh viễn, như ôliu (khu vực Bắc Phi), càphê, dầu cọ, bông và cacao.
Theo FAO, thị trường sản phẩm hữu cơ ở các nước phát triển sẽ tăng trưởng 5-10% trong ba năm tới và đây là cơ hội cho các hộ nông dân ở những nước nghèo. Tuy vậy, để có thể thâm nhập vào thị trường này cần có một giai đoạn chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ với những thay đổi trong sản xuất, thu hoạch, đóng gói, chứng nhận và tiếp thị.
Trong giai đoạn này, nông dân phải chịu chi phí cao hơn do phải sử dụng các kỹ thuật mới, nhưng chưa được hưởng lợi ngay từ việc sản phẩm sạch của họ được bán với giá cao hơn.
Dự án mà FAO đang thực hiện tài trợ cho các nhóm nông dân và các nhà xuất khẩu quy mô nhỏ của Burkina Faso, Cameroon, Ghana, Senegal và Sierra Leone đạt chứng nhận cần thiết và thay đổi phương pháp canh tác và bán hàng, qua đó có thể xuất khẩu sản phẩm sạch của họ sang thị trường của các nước công nghiệp.
FAO cho rằng dự án đã giúp người nông dân địa phương cải thiện tình hình kinh tế vì giờ đây họ có thể bán sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế với giá lời hơn, điều mà cách đây ba năm họ không dám nghĩ tới.
Một số nhà xuất khẩu dứa của Ghana và Cameroon đã tăng mạnh xuất khẩu, bất chấp khủng hoảng kinh tế. Một nhóm nông dân tại Cameroon không chỉ tìm được khách mua dứa sạch mà còn có khả năng thương lượng những điều kiện tốt nhất với người mua nhờ sự phân tích giá cả trên thị trường thế giới thông qua sự hỗ trợ của những người làm dự án.
30 nông dân trồng dứa Ghana đã thành công khi nâng giá bán mỗi tấn dứa từ 26 USD lên 116 USD, sau khi nhận được chứng chỉ sạch.
Theo FAO, dự án cũng sẽ giúp nâng cao điều kiện sinh sống và an ninh lương thực ở các nước Tây Phi này vì phần thu nhập gia tăng sẽ được chi cho lương thực, quần áo, giáo dục và y tế.
Ngoài ra, dự án này cũng sẽ tạo thêm việc làm mới trong quá trình sản xuất sản phẩm có chứng nhận cũng như trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ./.
Trong khi đó, những nguyên tắc để xác định một sản phẩm sạch mà Liên minh châu Âu (EU) đưa ra rất chặt chẽ.
Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO) đang thực hiện dự án trị giá 2,4 triệu USD do Đức tài trợ nhằm hỗ trợ khoảng 5.000 nông dân ở các quốc gia Tây Phi để đạt chứng nhận cần thiết.
Nền nông nghiệp truyền thông của châu Phi về bản chất là nền nông nghiệp sạch, vì người nông dân không sử dụng bất cứ loại phân bón hay thuốc trừ sâu nào. Do đó, đa phần nông dân châu Phi chỉ làm nông nghiệp nhỏ, chủ yếu nhằm bảo đảm an ninh lương thực cho gia đình họ hoặc cho cộng đồng của họ, nên họ không có bất cứ một chứng nhận nào để chứng minh rằng sản phẩm của họ là sạch và họ cũng không quan tâm tới điều này.
Chứng nhận sản phẩm sạch lại rất quan trọng đối với những ai muốn tăng diện tích trồng để có sản phẩm sạch phục vụ cho xuất khẩu. Hiện nay, gần 880.000ha đã được chứng nhận sạch và được hơn 470.000 hộ sản xuất nhỏ châu Phi quản lý.
Các nước có diện tích đất nông nghiệp được khai thác được chứng nhận sạch ở châu Phi lớn nhất đó là Tunisia, Uganda, Nam Phi và Tanzania. Đất được khai thác để trồng vĩnh viễn, như ôliu (khu vực Bắc Phi), càphê, dầu cọ, bông và cacao.
Theo FAO, thị trường sản phẩm hữu cơ ở các nước phát triển sẽ tăng trưởng 5-10% trong ba năm tới và đây là cơ hội cho các hộ nông dân ở những nước nghèo. Tuy vậy, để có thể thâm nhập vào thị trường này cần có một giai đoạn chuyển đổi từ canh tác truyền thống sang canh tác hữu cơ với những thay đổi trong sản xuất, thu hoạch, đóng gói, chứng nhận và tiếp thị.
Trong giai đoạn này, nông dân phải chịu chi phí cao hơn do phải sử dụng các kỹ thuật mới, nhưng chưa được hưởng lợi ngay từ việc sản phẩm sạch của họ được bán với giá cao hơn.
Dự án mà FAO đang thực hiện tài trợ cho các nhóm nông dân và các nhà xuất khẩu quy mô nhỏ của Burkina Faso, Cameroon, Ghana, Senegal và Sierra Leone đạt chứng nhận cần thiết và thay đổi phương pháp canh tác và bán hàng, qua đó có thể xuất khẩu sản phẩm sạch của họ sang thị trường của các nước công nghiệp.
FAO cho rằng dự án đã giúp người nông dân địa phương cải thiện tình hình kinh tế vì giờ đây họ có thể bán sản phẩm của họ trên thị trường quốc tế với giá lời hơn, điều mà cách đây ba năm họ không dám nghĩ tới.
Một số nhà xuất khẩu dứa của Ghana và Cameroon đã tăng mạnh xuất khẩu, bất chấp khủng hoảng kinh tế. Một nhóm nông dân tại Cameroon không chỉ tìm được khách mua dứa sạch mà còn có khả năng thương lượng những điều kiện tốt nhất với người mua nhờ sự phân tích giá cả trên thị trường thế giới thông qua sự hỗ trợ của những người làm dự án.
30 nông dân trồng dứa Ghana đã thành công khi nâng giá bán mỗi tấn dứa từ 26 USD lên 116 USD, sau khi nhận được chứng chỉ sạch.
Theo FAO, dự án cũng sẽ giúp nâng cao điều kiện sinh sống và an ninh lương thực ở các nước Tây Phi này vì phần thu nhập gia tăng sẽ được chi cho lương thực, quần áo, giáo dục và y tế.
Ngoài ra, dự án này cũng sẽ tạo thêm việc làm mới trong quá trình sản xuất sản phẩm có chứng nhận cũng như trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ./.
Thanh Bình (Vietnam+)