Nguy cơ khủng hoảng lương thực cao hoặc rất cao đang đe dọa 3/4 số các nước châu Phi và một số quốc gia ở khu vực Trung Đông.
Đó là nội dung một báo cáo phân tích tình hình an ninh lương thực do cơ quan tư vấn Maplecroft của Anh công bố ngày 10/10.
Theo báo cáo nói trên, có 59 trong số 197 quốc gia được khảo sát đang đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực, trong đó có 39 nước châu Phi.
Nghiêm trọng hơn, có tới 9 trong số 11 nước bị đe dọa bởi nguy cơ rất cao mất an ninh lương thực nằm ở châu Phi. Đó là các nước Somalia , Cộng hòa Dân chủ Congo - cả hai quốc gia này đứng đầu danh sách. Tiếp theo là Burundi (thứ 4), Chad (5), Ethiopia (6), Eritoria (7), Nam Sudan (9), Comoros (10) và Sierra Leone (11).
Trong khi đó, Haiti (xếp thứ 3), Afghanistan (8) và hai quốc gia khác nữa cũng đang ở mức “báo động đỏ” về nguy cơ mất an ninh lương thực.
Theo Maplecroft, các vụ xung đột, tình hình bất ổn tại Sahel ở CHDC Congo và khu vực Đông Phi, tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua ở Mỹ và mùa màng thất thu tại các quốc gia thuộc Liên xô trước đây, là những nguyên nhân chính khiến giá ngũ cốc tăng cao.
Báo cáo phân tích mang tên Chỉ số Nguy cơ An ninh Lương thực được soạn thảo cho các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và giới doanh nghiệp nhằm mục đích xác định những quốc gia có nguy cơ lâm vào tình cảnh đói nghèo và bất ổn do thiếu hụt lương thực hay do giá cả mặt hàng này tăng cao.
Maplecroft cũng cảnh báo rằng mất an ninh lương thực là một trong những nguyên nhân có thể tạo ra môi trường cho sự bất ổn xã hội, thậm chí là thay đổi cả một chế độ./.
Đó là nội dung một báo cáo phân tích tình hình an ninh lương thực do cơ quan tư vấn Maplecroft của Anh công bố ngày 10/10.
Theo báo cáo nói trên, có 59 trong số 197 quốc gia được khảo sát đang đối mặt với nguy cơ mất an ninh lương thực, trong đó có 39 nước châu Phi.
Nghiêm trọng hơn, có tới 9 trong số 11 nước bị đe dọa bởi nguy cơ rất cao mất an ninh lương thực nằm ở châu Phi. Đó là các nước Somalia , Cộng hòa Dân chủ Congo - cả hai quốc gia này đứng đầu danh sách. Tiếp theo là Burundi (thứ 4), Chad (5), Ethiopia (6), Eritoria (7), Nam Sudan (9), Comoros (10) và Sierra Leone (11).
Trong khi đó, Haiti (xếp thứ 3), Afghanistan (8) và hai quốc gia khác nữa cũng đang ở mức “báo động đỏ” về nguy cơ mất an ninh lương thực.
Theo Maplecroft, các vụ xung đột, tình hình bất ổn tại Sahel ở CHDC Congo và khu vực Đông Phi, tình trạng hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua ở Mỹ và mùa màng thất thu tại các quốc gia thuộc Liên xô trước đây, là những nguyên nhân chính khiến giá ngũ cốc tăng cao.
Báo cáo phân tích mang tên Chỉ số Nguy cơ An ninh Lương thực được soạn thảo cho các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và giới doanh nghiệp nhằm mục đích xác định những quốc gia có nguy cơ lâm vào tình cảnh đói nghèo và bất ổn do thiếu hụt lương thực hay do giá cả mặt hàng này tăng cao.
Maplecroft cũng cảnh báo rằng mất an ninh lương thực là một trong những nguyên nhân có thể tạo ra môi trường cho sự bất ổn xã hội, thậm chí là thay đổi cả một chế độ./.
(TTXVN)