Ngày 28/5, các nhà lãnh đạo châu Phi nhận định châu lục này đã chứng kiến tăng trưởng đáng kể trong vòng một thập kỷ qua, tuy nhiên cần đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng để có thể tiếp tục con đường phát triển.
Trong cuộc họp diễn ra năm ngày tại thành phố Marrakesh của Marocco, Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB) cho biết các nền kinh tế tiểu vùng Sahara châu Phi đã tăng trưởng hàng năm gần 5% trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, AfDB nhận định để đem lại lợi ích cho một bộ phận dân cư lớn hơn, cần có sự cải thiện rõ rệt về cơ sở hạ tầng.
AfDB cũng đề cập tới Chương trình Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Phi (PIDA) được khởi động từ năm 2010 do ngân hàng này đứng đầu, gồm 51 dự án trong đó có 21 dự án liên quan đến khu vực tiểu vùng Sahara.
[Triển vọng sáng của kinh tế châu Phi trong trung hạn]
Chi phí dành cho các dự án sẽ là 68 tỷ USD đến năm 2020 và 360 tỷ USD đến năm 2040. Ngân hàng này nhấn mạnh tiềm năng khai thác khổng lồ từ nguồn tài nguyên của lục địa có thể cung cấp tài chính cho phần trọng điểm của phát triển hạ tầng.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Rwanda Paul Kegame cho biết để châu Phi thực sự tiến bộ, cần có một cam kết và nỗ lực mạnh mẽ hướng tới tăng cường hòa nhập về kinh tế thông qua các dự án xuyên biên giới như hành lang giao thông, cung cấp điện nước xuyên quốc gia.
Trong khi đó, Thủ tướng Cote D'ivoire Daniel Kablan Duncan dẫn dự án đường cao tốc Abidjan-Lagos như một ví dụ của hợp tác khu vực thông qua cơ sở hạ tầng. Đường cao tốc này dài 1.000km kết nối năm quốc gia, với chi phí ước tính khoảng 8 tỷ USD và sẽ được khởi công vào năm 2015.
Trước đó, ngày 27/5, báo cáo hàng năm do AfDB, Ủy ban kinh tế châu Phi và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về triển vọng kinh tế châu Phi đã dự đoán tăng trưởng của châu lục này sẽ là 4,8% năm 2013 và 5,3% năm 2014.
Tuy nhiên song song với việc nêu bật triển vọng kinh tế đầy hứa hẹn trong trung hạn, báo cáo cũng chỉ ra tình trạng đói nghèo vẫn chưa được giảm nhanh chóng, lưu ý sự bất bình đẳng về thu nhập ở một số nước đang ảnh hưởng đến giáo dục và y tế./.
Trong cuộc họp diễn ra năm ngày tại thành phố Marrakesh của Marocco, Ngân hàng phát triển châu Phi (AfDB) cho biết các nền kinh tế tiểu vùng Sahara châu Phi đã tăng trưởng hàng năm gần 5% trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, AfDB nhận định để đem lại lợi ích cho một bộ phận dân cư lớn hơn, cần có sự cải thiện rõ rệt về cơ sở hạ tầng.
AfDB cũng đề cập tới Chương trình Phát triển Cơ sở hạ tầng châu Phi (PIDA) được khởi động từ năm 2010 do ngân hàng này đứng đầu, gồm 51 dự án trong đó có 21 dự án liên quan đến khu vực tiểu vùng Sahara.
[Triển vọng sáng của kinh tế châu Phi trong trung hạn]
Chi phí dành cho các dự án sẽ là 68 tỷ USD đến năm 2020 và 360 tỷ USD đến năm 2040. Ngân hàng này nhấn mạnh tiềm năng khai thác khổng lồ từ nguồn tài nguyên của lục địa có thể cung cấp tài chính cho phần trọng điểm của phát triển hạ tầng.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Rwanda Paul Kegame cho biết để châu Phi thực sự tiến bộ, cần có một cam kết và nỗ lực mạnh mẽ hướng tới tăng cường hòa nhập về kinh tế thông qua các dự án xuyên biên giới như hành lang giao thông, cung cấp điện nước xuyên quốc gia.
Trong khi đó, Thủ tướng Cote D'ivoire Daniel Kablan Duncan dẫn dự án đường cao tốc Abidjan-Lagos như một ví dụ của hợp tác khu vực thông qua cơ sở hạ tầng. Đường cao tốc này dài 1.000km kết nối năm quốc gia, với chi phí ước tính khoảng 8 tỷ USD và sẽ được khởi công vào năm 2015.
Trước đó, ngày 27/5, báo cáo hàng năm do AfDB, Ủy ban kinh tế châu Phi và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) về triển vọng kinh tế châu Phi đã dự đoán tăng trưởng của châu lục này sẽ là 4,8% năm 2013 và 5,3% năm 2014.
Tuy nhiên song song với việc nêu bật triển vọng kinh tế đầy hứa hẹn trong trung hạn, báo cáo cũng chỉ ra tình trạng đói nghèo vẫn chưa được giảm nhanh chóng, lưu ý sự bất bình đẳng về thu nhập ở một số nước đang ảnh hưởng đến giáo dục và y tế./.
(TTXVN)