Một nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Anh phát hiện, châu chấu sống theo bầy đàn có đại não lớn hơn nhiều so với sống đơn lẻ. Điều này cho thấy phương thức sống quần thể có ảnh hưởng rõ nét đối với cấu tạo não của sinh vật.
Trong báo cáo, các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge cho biết, loài châu chấu sa mạc bình thường thích sống đơn lẻ, tuy nhiên đôi lúc cũng di chuyển theo quần thể bầy đàn.
Các nhà khoa học đã bắt một số châu chấu sống theo quần thể và tiến hành nuôi riêng lẻ để chúng sinh sản đến thế hệ thứ ba. Sau đó tiến hành phân tích hình ảnh đại não của châu chấu sống dưới hai môi trường bầy đàn và đơn lẻ. Kết quả cho thấy, đại não của châu chấu sống theo bầy đàn lớn hơn 30% so với châu chấu sống đơn lẻ.
Ngoài ra phân tích còn cho thấy, mặc dù cùng một chủng loại, tuy nhiên nếu sống ở hai môi trường khác nhau, tỷ lệ của các bộ phận chức năng trong đại não của chúng cũng không giống nhau.
Tỷ lệ bộ phận thị giác và khứu giác trong đại não của châu chấu sống đơn lẻ tương đối lớn, điều này có lợi cho chúng trong quá trình phát hiện thông tin môi trường. Còn ở châu chấu sống theo bầy đàn, tỷ lệ các bộ phận liên quan đến học tập và xử lý thông tin phức tạp trong đại não của lại rất lớn.
Tiến sỹ Ott, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, sự biến đổi rõ nét trong đại não của châu chấu sống theo bầy đàn có mối quan hệ với môi trường sinh sống của chúng.
Thông thường châu chấu khi thiếu thức ăn chúng mới di chuyển theo bày đàn, từng cá thể trong bầy đàn ở vào môi trường cạnh tranh khốc liệt, cùng với việc tranh giành thức ăn, chúng còn phải đề phòng đồng loại.
Những thách thức do phương thức sống theo bày đàn của châu chấu có thể giúp chúng ta giải thích tại sao nhiều động vật có xương sống đều tiến hóa thành động vật có đại lão rất lớn./.
Trong báo cáo, các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge cho biết, loài châu chấu sa mạc bình thường thích sống đơn lẻ, tuy nhiên đôi lúc cũng di chuyển theo quần thể bầy đàn.
Các nhà khoa học đã bắt một số châu chấu sống theo quần thể và tiến hành nuôi riêng lẻ để chúng sinh sản đến thế hệ thứ ba. Sau đó tiến hành phân tích hình ảnh đại não của châu chấu sống dưới hai môi trường bầy đàn và đơn lẻ. Kết quả cho thấy, đại não của châu chấu sống theo bầy đàn lớn hơn 30% so với châu chấu sống đơn lẻ.
Ngoài ra phân tích còn cho thấy, mặc dù cùng một chủng loại, tuy nhiên nếu sống ở hai môi trường khác nhau, tỷ lệ của các bộ phận chức năng trong đại não của chúng cũng không giống nhau.
Tỷ lệ bộ phận thị giác và khứu giác trong đại não của châu chấu sống đơn lẻ tương đối lớn, điều này có lợi cho chúng trong quá trình phát hiện thông tin môi trường. Còn ở châu chấu sống theo bầy đàn, tỷ lệ các bộ phận liên quan đến học tập và xử lý thông tin phức tạp trong đại não của lại rất lớn.
Tiến sỹ Ott, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết, sự biến đổi rõ nét trong đại não của châu chấu sống theo bầy đàn có mối quan hệ với môi trường sinh sống của chúng.
Thông thường châu chấu khi thiếu thức ăn chúng mới di chuyển theo bày đàn, từng cá thể trong bầy đàn ở vào môi trường cạnh tranh khốc liệt, cùng với việc tranh giành thức ăn, chúng còn phải đề phòng đồng loại.
Những thách thức do phương thức sống theo bày đàn của châu chấu có thể giúp chúng ta giải thích tại sao nhiều động vật có xương sống đều tiến hóa thành động vật có đại lão rất lớn./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)