Ngày 13/6, Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết lãi suất ở châu Âu và Mỹ khó có thể tăng trước năm 2011 để không ảnh hưởng xấu tới quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu vốn đang bị suy giảm bởi cuộc khủng hoảng nợ ở châu Âu.
Trong báo cáo hàng quý về diễn biến trên thị trường ngân hàng và tài chính, BIS nhận định khả năng tăng lãi suất vào tháng 9 và tháng 12 năm nay là khó có thể thực hiện.
Theo BIS, kế hoạch tăng lãi suất ở châu Âu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến cũng sẽ lùi lại sau năm 2011.
Tại Mỹ, Ngân hàng dự trữ liên bang (FED) cũng cho biết lần tăng lãi suất đầu tiên chưa thể áp dụng cho tới cuối quý 1/2011.
BIS cho biết các ngân hàng trung ương không có ý định tăng lãi suất khi các nhà đầu tư lo ngại các điều kiện thị trường đầy biến động có thể sẽ làm trệch hướng quá trình phục hồi kinh tế còn mong manh này.
Ngoài ra, BIS cũng cho biết trên thị trường đang xuất hiện những lo ngại rằng chính sách "thắt lưng buộc bụng" về tài chính ở một số nước có thể làm kinh tế giảm sút.
Trước đó, các ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất cho vay xuống những mức thấp kỷ lục trong cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế để thúc đẩy kinh tế. Nay khi thế giới thoát khỏi suy thoái, một số ngân hàng trung ương đã bắt đầu tăng lãi suất.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu euro đang khiến ngân hàng trung ước các nước phải ngừng tiến trình này.
Ngân hàng trung ương Australia đầu tháng 6 này đã phải giữ nguyên lãi suất và trong tháng này, cả Ngân hàng trung ương Anh và ECB vẫn phải giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục. Còn tại Mỹ, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức rất thấp tại hội nghị tháng 4 vừa qua.
Cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Christian Noyer cho biết giá đồng euro, vốn bị giảm mạnh trong năm nay, hiện đang trở lại mức bình thường hơn so với đồng USD và điều này đang tạo lợi thế cho châu Âu.
Phát biểu trên kênh truyền hình TV5Monde của Pháp, ông Noyer cho biết đồng euro hiện đang ở mức bình thường và tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của châu Âu.
Đồng tiền chung châu Âu này đã giảm giá trong những tháng qua, từ 1,40 USD/1 euro xuống còn dưới 1,20 USD/1 euro, nhưng nay đã trở lại mức trung bình trong 10 năm qua. Ngày 11/6, tỉ giá đồng euro là khoảng 1,21 USD.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp thừa nhận giá đồng euro giảm mạnh là rất phức tạp vì điều này thể hiện sự thiếu lòng tin trên các thị trường, song ông khẳng định điều này này đã kết thúc. Tuy nhiên, việc đánh giá đồng euro quá cao cũng không có lợi cho khu vực đồng euro.
Ông Noyer nhận định kế hoạch của Chính phủ Pháp về cắt giảm thâm hụt ngân sách khoảng 100 tỷ euro nhằm giảm mức thâm hụt từ 8% xuống mức trần giới hạn 3% GDP mà EU quy định vào năm 2013 là có thể đạt được./.
Trong báo cáo hàng quý về diễn biến trên thị trường ngân hàng và tài chính, BIS nhận định khả năng tăng lãi suất vào tháng 9 và tháng 12 năm nay là khó có thể thực hiện.
Theo BIS, kế hoạch tăng lãi suất ở châu Âu mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) dự kiến cũng sẽ lùi lại sau năm 2011.
Tại Mỹ, Ngân hàng dự trữ liên bang (FED) cũng cho biết lần tăng lãi suất đầu tiên chưa thể áp dụng cho tới cuối quý 1/2011.
BIS cho biết các ngân hàng trung ương không có ý định tăng lãi suất khi các nhà đầu tư lo ngại các điều kiện thị trường đầy biến động có thể sẽ làm trệch hướng quá trình phục hồi kinh tế còn mong manh này.
Ngoài ra, BIS cũng cho biết trên thị trường đang xuất hiện những lo ngại rằng chính sách "thắt lưng buộc bụng" về tài chính ở một số nước có thể làm kinh tế giảm sút.
Trước đó, các ngân hàng trung ương đã giảm lãi suất cho vay xuống những mức thấp kỷ lục trong cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế để thúc đẩy kinh tế. Nay khi thế giới thoát khỏi suy thoái, một số ngân hàng trung ương đã bắt đầu tăng lãi suất.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu euro đang khiến ngân hàng trung ước các nước phải ngừng tiến trình này.
Ngân hàng trung ương Australia đầu tháng 6 này đã phải giữ nguyên lãi suất và trong tháng này, cả Ngân hàng trung ương Anh và ECB vẫn phải giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức thấp kỷ lục. Còn tại Mỹ, FED đã quyết định giữ nguyên lãi suất cho vay ở mức rất thấp tại hội nghị tháng 4 vừa qua.
Cùng ngày, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp Christian Noyer cho biết giá đồng euro, vốn bị giảm mạnh trong năm nay, hiện đang trở lại mức bình thường hơn so với đồng USD và điều này đang tạo lợi thế cho châu Âu.
Phát biểu trên kênh truyền hình TV5Monde của Pháp, ông Noyer cho biết đồng euro hiện đang ở mức bình thường và tạo thuận lợi cho các hoạt động kinh tế, xuất khẩu và khả năng cạnh tranh của châu Âu.
Đồng tiền chung châu Âu này đã giảm giá trong những tháng qua, từ 1,40 USD/1 euro xuống còn dưới 1,20 USD/1 euro, nhưng nay đã trở lại mức trung bình trong 10 năm qua. Ngày 11/6, tỉ giá đồng euro là khoảng 1,21 USD.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Pháp thừa nhận giá đồng euro giảm mạnh là rất phức tạp vì điều này thể hiện sự thiếu lòng tin trên các thị trường, song ông khẳng định điều này này đã kết thúc. Tuy nhiên, việc đánh giá đồng euro quá cao cũng không có lợi cho khu vực đồng euro.
Ông Noyer nhận định kế hoạch của Chính phủ Pháp về cắt giảm thâm hụt ngân sách khoảng 100 tỷ euro nhằm giảm mức thâm hụt từ 8% xuống mức trần giới hạn 3% GDP mà EU quy định vào năm 2013 là có thể đạt được./.
(TTXVN/Vietnam+)