Ngày 17/7, các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp năng lượng mặt trời của châu Âu đến Brussels tham gia cuộc điều trần tại Ủy ban châu Âu (EC) về việc áp thuế chống bán phá giá đối với các sản phẩm năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc.
Cuộc điều trần do Hiệp hội năng lượng Mặt Trời châu Âu (AFASE) - hiệp hội gồm hơn 740 công ty quang điện châu Âu - tổ chức.
Theo AFASE, tại cuộc điều trần, các lãnh đạo của hơn 30 công ty quang điện của châu Âu sẽ trình bày cụ thể tác động của việc áp thuế nói trên đối với ngành này, dẫn tới tình trạng cắt giảm việc làm ồ ạt.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, vào tháng 9 và tháng 11 năm 2012, Liên minh châu Âu đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngày 5/6 vừa qua, Ủy ban châu Âu công bố kết quả điều tra, theo đó quyết định sẽ phải áp mức thuế trừng phạt 47,6%.
Theo giới chức Bộ Thương mại Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến châu Âu để thương lượng về vấn đề trên và EC đã đồng ý chỉ áp mức thuế 11,8%. Tuy nhiên, mức thuế này chỉ có hiệu lực trong 2 tháng, tức là từ ngày 6/6 đến 6/8 tới đây, nếu hai bên đàm phán không thành công, mức thuế sẽ được nâng lên 47,6%.
[EU, TQ giải quyết bất đồng pin năng lượng Mặt Trời]
Quyết định trên của Ủy ban châu Âu đã gây ra làn sóng phản đối từ các công ty năng lượng Mặt Trời của châu Âu, đặc biệt là các công ty triển khai dự án và lắp đặt thiết bị quang điện.
Theo ông Dennis Gieselaar, Giám đốc điều hành công ty Oskomera Solar Power Solution của Hà Lan và là thành viên lãnh đạo của AFASE, Ủy ban châu Âu sai lầm khi cho rằng các công ty quang điện của châu Âu có thể dễ dàng chuyển sang lĩnh vực khác như năng lượng gió.
Ông Gieselaar cho biết đây là ngành chuyên sâu, các nhân viên được đào tạo chuyên ngành nên không thể chuyển đổi sang các lĩnh vực khác trong thời gian ngắn.
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu độc lập Prognos của Thụy Sỹ công bố hồi đầu năm, việc áp thuế chống phá giá ở bất cứ mức nào cũng sẽ dẫn đến mất việc làm. Nếu mức thuế là 60%, khoảng 242.000 người sẽ mất việc ở châu Âu trong vòng 3 năm tới.
Bộ Thương mại Trung Quốc đang thúc đẩy đàm phán với EU và hy vọng có thể đạt được một thoả thuận phù hợp với lợi ích của hai bên. Bộ này cho rằng các sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc cần thị trường châu Âu, ngược lại châu Âu cũng rất cần sản phẩm “vừa rẻ vừa đẹp” của Trung Quốc.
Đây là một cơ sở để đàm phán đạt được thoả thuận./.
Cuộc điều trần do Hiệp hội năng lượng Mặt Trời châu Âu (AFASE) - hiệp hội gồm hơn 740 công ty quang điện châu Âu - tổ chức.
Theo AFASE, tại cuộc điều trần, các lãnh đạo của hơn 30 công ty quang điện của châu Âu sẽ trình bày cụ thể tác động của việc áp thuế nói trên đối với ngành này, dẫn tới tình trạng cắt giảm việc làm ồ ạt.
Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết, vào tháng 9 và tháng 11 năm 2012, Liên minh châu Âu đã tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với các sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời nhập khẩu từ Trung Quốc.
Ngày 5/6 vừa qua, Ủy ban châu Âu công bố kết quả điều tra, theo đó quyết định sẽ phải áp mức thuế trừng phạt 47,6%.
Theo giới chức Bộ Thương mại Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đến châu Âu để thương lượng về vấn đề trên và EC đã đồng ý chỉ áp mức thuế 11,8%. Tuy nhiên, mức thuế này chỉ có hiệu lực trong 2 tháng, tức là từ ngày 6/6 đến 6/8 tới đây, nếu hai bên đàm phán không thành công, mức thuế sẽ được nâng lên 47,6%.
[EU, TQ giải quyết bất đồng pin năng lượng Mặt Trời]
Quyết định trên của Ủy ban châu Âu đã gây ra làn sóng phản đối từ các công ty năng lượng Mặt Trời của châu Âu, đặc biệt là các công ty triển khai dự án và lắp đặt thiết bị quang điện.
Theo ông Dennis Gieselaar, Giám đốc điều hành công ty Oskomera Solar Power Solution của Hà Lan và là thành viên lãnh đạo của AFASE, Ủy ban châu Âu sai lầm khi cho rằng các công ty quang điện của châu Âu có thể dễ dàng chuyển sang lĩnh vực khác như năng lượng gió.
Ông Gieselaar cho biết đây là ngành chuyên sâu, các nhân viên được đào tạo chuyên ngành nên không thể chuyển đổi sang các lĩnh vực khác trong thời gian ngắn.
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu độc lập Prognos của Thụy Sỹ công bố hồi đầu năm, việc áp thuế chống phá giá ở bất cứ mức nào cũng sẽ dẫn đến mất việc làm. Nếu mức thuế là 60%, khoảng 242.000 người sẽ mất việc ở châu Âu trong vòng 3 năm tới.
Bộ Thương mại Trung Quốc đang thúc đẩy đàm phán với EU và hy vọng có thể đạt được một thoả thuận phù hợp với lợi ích của hai bên. Bộ này cho rằng các sản phẩm pin năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc cần thị trường châu Âu, ngược lại châu Âu cũng rất cần sản phẩm “vừa rẻ vừa đẹp” của Trung Quốc.
Đây là một cơ sở để đàm phán đạt được thoả thuận./.
(TTXVN)