Vừa qua, nhiều quốc gia châu Âu liên tục hứng chịu các đợt tuyết dày và nhiệt độ xuống thấp, thậm chí một số khu vực nhiệt độ xuống mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Một nghiên cứu mới nhất cho thấy hiện tượng này có liên quan đến sự ấm lên khí hậu toàn cầu, khiến các tảng băng ở Bắc Cực tan chảy.
Nhà khoa học Stefan Rahmstorf, thuộc Viện nghiên cứu ảnh hưởng khí hậu Potsdam, Đức, cho biết do khí hậu ấm lên, thể tích băng bao phủ ở Bắc Cực đã giảm xuống 20% trong vòng gần 30 năm qua.
Trong khi đó do thiếu đi sự bao phủ của lớp băng, hải dương sẽ giải phóng khí nóng ra tầng khí quyển, qua đó ảnh hưởng đến toàn bộ vòng tuần hoàn của khí quyển.
Hậu quả là dưới sự thúc đẩy của hệ thống áp suất cao, không khí lạnh ở khu vực hai đầu Bắc Cực và Nam Cực sẽ tiến vào đại lục châu Âu theo chiều ngược kim đồng hồ, khiến cho khí hậu đại lục châu Âu nhiều tuyết rơi và nhiệt độ giảm xuống./.
Một nghiên cứu mới nhất cho thấy hiện tượng này có liên quan đến sự ấm lên khí hậu toàn cầu, khiến các tảng băng ở Bắc Cực tan chảy.
Nhà khoa học Stefan Rahmstorf, thuộc Viện nghiên cứu ảnh hưởng khí hậu Potsdam, Đức, cho biết do khí hậu ấm lên, thể tích băng bao phủ ở Bắc Cực đã giảm xuống 20% trong vòng gần 30 năm qua.
Trong khi đó do thiếu đi sự bao phủ của lớp băng, hải dương sẽ giải phóng khí nóng ra tầng khí quyển, qua đó ảnh hưởng đến toàn bộ vòng tuần hoàn của khí quyển.
Hậu quả là dưới sự thúc đẩy của hệ thống áp suất cao, không khí lạnh ở khu vực hai đầu Bắc Cực và Nam Cực sẽ tiến vào đại lục châu Âu theo chiều ngược kim đồng hồ, khiến cho khí hậu đại lục châu Âu nhiều tuyết rơi và nhiệt độ giảm xuống./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)