Giới phân tích cảnh báo rằng lượng tiền lớn mà Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) "bơm" cho các ngân hàng trong khu vực chỉ có thể trấn an thị trường trong mấy tháng đầu năm 2012, trong khi đợt chào bán trái phiếu gây thất vọng của Tây Ban Nha trong tuần trước là dấu hiệu cho thấy hiện tại chỉ là sự yên ắng tạm thời trước khi "cơn bão" nợ công châu Âu lại tiếp tục hoành hành.
ECB đã rót khoảng 1.000 tỷ euro (1.300 tỷ USD) vào các ngân hàng trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) qua hai đợt tái cấp vốn hồi tháng 12/2011 và tháng 2/2012, nhằm làm dịu những lo ngại về việc các ngân hàng trong khu vực bị thiếu hụt tín dụng.
Một phần trong số tiền mà ECB "bơm" vào hệ thống ngân hàng đã đến được với thị trường trái phiếu chính phủ, giúp các nước giảm tỷ lệ lãi suất trái phiếu "cắt cổ" sau một năm khá căng thẳng khi Italy và Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư Eurozone - có thể rơi vào cảnh phá sản như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Theo chuyên gia Jean-Francois Robin thuộc Ngân hàng Natixis của Pháp, quý I/2012 xem ra khá "dễ thở" đối với các quốc gia nặng nợ trong Eurozone. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm quan trọng để các nước phải nỗ lực đáp ứng nhu cầu cần vay trong cả năm.
Chính phủ Tây Ban Nha vừa tiến hành đợt đấu giá trái phiếu mới nhất nhằm bổ sung tiền mặt vào ngân sách quốc gia, đáp ứng các mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 5,3% năm 2012 từ mức 8,5% trong năm 2011 và tiết kiệm cho ngân sách 27 tỷ euro. Tuy nhiên, việc lãi suất trái phiếu Chính phủ nước này bất ngờ tăng cao đã khiến giới đầu tư tỏ ra hoài nghi về khả năng thực hiện mục tiêu trên.
Madrid cảnh báo nợ công của họ sẽ tăng thêm 10 điểm phần trăm lên gần mức tương đương 80% GDP trong năm nay và điều này làm các nhà đầu tư lo ngại kinh tế Tây Ban Nha có khả năng chìm sâu hơn vào suy thoái.
Nhà kinh tế học Raj Badiani thuộc Công ty IHS Global Insight cho rằng hoạt động tái cấp vốn của ECB chỉ có thể giúp giảm khó khăn trước mắt của Tây Ban Nha, rủi ro đối với Madrid sẽ còn lớn hơn trong năm tới khi Tây Ban Nha chịu tác động của suy thoái và tình trạng thất nghiệp, trong khi tín dụng xấu về bất động sản càng làm khó hơn cho hoạt động ngân hàng./.
ECB đã rót khoảng 1.000 tỷ euro (1.300 tỷ USD) vào các ngân hàng trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) qua hai đợt tái cấp vốn hồi tháng 12/2011 và tháng 2/2012, nhằm làm dịu những lo ngại về việc các ngân hàng trong khu vực bị thiếu hụt tín dụng.
Một phần trong số tiền mà ECB "bơm" vào hệ thống ngân hàng đã đến được với thị trường trái phiếu chính phủ, giúp các nước giảm tỷ lệ lãi suất trái phiếu "cắt cổ" sau một năm khá căng thẳng khi Italy và Tây Ban Nha - nền kinh tế lớn thứ ba và thứ tư Eurozone - có thể rơi vào cảnh phá sản như Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Theo chuyên gia Jean-Francois Robin thuộc Ngân hàng Natixis của Pháp, quý I/2012 xem ra khá "dễ thở" đối với các quốc gia nặng nợ trong Eurozone. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm quan trọng để các nước phải nỗ lực đáp ứng nhu cầu cần vay trong cả năm.
Chính phủ Tây Ban Nha vừa tiến hành đợt đấu giá trái phiếu mới nhất nhằm bổ sung tiền mặt vào ngân sách quốc gia, đáp ứng các mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách xuống còn 5,3% năm 2012 từ mức 8,5% trong năm 2011 và tiết kiệm cho ngân sách 27 tỷ euro. Tuy nhiên, việc lãi suất trái phiếu Chính phủ nước này bất ngờ tăng cao đã khiến giới đầu tư tỏ ra hoài nghi về khả năng thực hiện mục tiêu trên.
Madrid cảnh báo nợ công của họ sẽ tăng thêm 10 điểm phần trăm lên gần mức tương đương 80% GDP trong năm nay và điều này làm các nhà đầu tư lo ngại kinh tế Tây Ban Nha có khả năng chìm sâu hơn vào suy thoái.
Nhà kinh tế học Raj Badiani thuộc Công ty IHS Global Insight cho rằng hoạt động tái cấp vốn của ECB chỉ có thể giúp giảm khó khăn trước mắt của Tây Ban Nha, rủi ro đối với Madrid sẽ còn lớn hơn trong năm tới khi Tây Ban Nha chịu tác động của suy thoái và tình trạng thất nghiệp, trong khi tín dụng xấu về bất động sản càng làm khó hơn cho hoạt động ngân hàng./.
Trang Nhung (TTXVN)