Từ ngày 25/9, các phi hành gia châu Âu đã bắt đầu tập luyện cho các nhiệm vụ lên Mặt Trăng tại cơ sở mô phỏng LUNA ở Cologne, Đức.
Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho kế hoạch của châu Âu đưa người lên Mặt Trăng vào năm 2030.
Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đã đàm phán để có 3 vị trí trong các nhiệm vụ lên Mặt Trăng thuộc chương trình Artemis do Cơ quan hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA) dẫn đầu.
Tại LUNA, các phi hành gia Thomas Pesquet (Pháp) và Matthias Maurer (Đức) đã thử nghiệm bộ đồ không gian và di chuyển trên bề mặt mô phỏng Mặt Trăng.
LUNA sử dụng 900 tấn đá núi lửa nghiền nhỏ để tạo ra bề mặt giống Mặt Trăng trên diện tích lớn hơn một sân bóng rổ. Hệ thống treo trên trần mô phỏng môi trường trọng lực thấp.
Theo phi hành gia Alexander Gerst, cơ sở này tái hiện "hầu hết các bối cảnh trên Mặt Trăng" như bề mặt, bụi, đá và ánh sáng.
Giám đốc ESA Josef Aschbacher nhấn mạnh LUNA "đánh dấu một cột mốc quan trọng trong nỗ lực thám hiểm vũ trụ của châu Âu."
LUNA khai trương muộn hơn kế hoạch do đại dịch COVID-19 và việc phát hiện loài thằn lằn được bảo vệ, khiến cơ sở buộc phải di dời.
Cơ sở này sẽ được ESA và Cơ quan hàng không vũ trụ Đức vận hành chung, phục vụ nhiều mục đích như thử nghiệm tàu thám hiểm và luyện tập đi bộ trên Mặt Trăng.
Chương trình Artemis của NASA nhằm thiết lập sự hiện diện lâu dài đầu tiên trên Mặt Trăng, dự kiến đưa người phụ nữ và người da màu đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng./.
Mẫu vật Mặt Trăng do tàu Thường Nga-6 thu thập có nhiều đặc điểm khác biệt
Kết quả phân tích tính chất hóa học của mẫu vật còn cho thấy nồng độ các nguyên tố vi lượng như thorium, uranium và potassium rất khác biệt so với các mẫu được tàu Apollo và tàu Thường Nga-5 thu thập.