Cảnh báo các biện pháp hiện tại của Liên minh châu Âu (EU) không giúp cải thiện tình hình bất ổn tài chính tại châu lục, ngày 17/6, lãnh đạo các thể chế kinh tế hàng đầu thế giới đã đồng loạt hối thúc EU cần hành động mạnh mẽ hơn nhằm kiềm chế cuộc khủng hoảng nợ công đang diễn biến ngày càng phức tạp.
Phát biểu tại một ủy ban trong khuôn khổ Hội nghị các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (B-20) diễn ra tại Los Cabos, Mexico trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick cho rằng gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (tương đương 125 tỷ USD) được thông qua nhằm vực dậy hệ thống các ngân hàng của Tây Ban Nha đang bên bờ vực phá sản là một ví dụ cho thấy những thiếu hụt về cơ chế chung trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để "bơm" vốn trực tiếp vào các ngân hàng.
Ông cảnh báo các thị trường đang hoài nghi về vai trò của các cơ chế ổn định tại châu Âu và Ngan hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Trong khi đó, Giám đốc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Angel Gurria cũng hối thúc châu Âu cần đưa ra các biện pháp quyết liệt hơn nhằm giải cứu thị trường.
Ông chỉ trích chính cơ chế hoạch định chính sách đang làm gia tăng bất ổn, đồng thời khiến thị trường trở nên "lúng túng" và liên tiếp có những phản hồi không tích cực.
Người đứng đầu OECD đồng thời cho rằng yếu tố then chốt để giải quyết khủng hoảng là triển khai các nguồn vốn của ECB nhằm bình ổn thị trường trái phiếu, mặc dù điều này sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Đức cũng như vi phạm những nguyên tắc chung của khu vực.
Theo ông Gurria, các nhà lãnh đạo EU cần tự mình đưa ra các biện pháp dứt khoát và đủ mạnh để kiềm chế khủng hoảng, đồng thời phải phát đi thông điệp cho thấy họ đã sẵn sàng thực hiện điều này.
Trong một diễn biến khác liên quan, cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu cho biết chính phủ các nền kinh tế mới nổi ở châu Á và châu Âu đã cam kết đóng góp thêm khoảng 340 tỷ USD nhằm giúp Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng quỹ cứu trợ trị giá 430 tỷ USD (còn gọi là "bức tường lửa") để bảo vệ các quốc gia đang chìm trong nợ cũng như đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặc dù không đưa ra con số mà Bắc Kinh đóng góp cụ thể vào gói cứu trợ, song quan chức này khẳng định Trung Quốc luôn ủng hộ một châu Âu thịnh vượng cũng như một Eurozone thống nhất.
Trước đó, IMF đề xuất các nước cần xây dựng một "bức tường lửa" trị giá từ 500 đến 600 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối "bơm" thêm tiền cho quỹ cứu trợ với lý do châu Âu có thể tự mình giải quyết được "căn bệnh" nợ công đang hoành hành châu lục.
Lãnh đạo các nước sẽ tham dự Hội nghị G-20, dự kiến diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Los Cabos của Mexico trong hai ngày 18-19/6.
Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng khắp châu Âu với "tâm bão" là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy và những nỗ lực củng cố "bức tường lửa" nhằm bảo vệ các nền kinh tế trong khu vực sẽ là những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị lần này./.
Phát biểu tại một ủy ban trong khuôn khổ Hội nghị các nhà lãnh đạo doanh nghiệp (B-20) diễn ra tại Los Cabos, Mexico trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G-20), Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Robert Zoellick cho rằng gói cứu trợ trị giá 100 tỷ euro (tương đương 125 tỷ USD) được thông qua nhằm vực dậy hệ thống các ngân hàng của Tây Ban Nha đang bên bờ vực phá sản là một ví dụ cho thấy những thiếu hụt về cơ chế chung trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) để "bơm" vốn trực tiếp vào các ngân hàng.
Ông cảnh báo các thị trường đang hoài nghi về vai trò của các cơ chế ổn định tại châu Âu và Ngan hàng Trung ương châu Âu (ECB).
Trong khi đó, Giám đốc Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) Angel Gurria cũng hối thúc châu Âu cần đưa ra các biện pháp quyết liệt hơn nhằm giải cứu thị trường.
Ông chỉ trích chính cơ chế hoạch định chính sách đang làm gia tăng bất ổn, đồng thời khiến thị trường trở nên "lúng túng" và liên tiếp có những phản hồi không tích cực.
Người đứng đầu OECD đồng thời cho rằng yếu tố then chốt để giải quyết khủng hoảng là triển khai các nguồn vốn của ECB nhằm bình ổn thị trường trái phiếu, mặc dù điều này sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Đức cũng như vi phạm những nguyên tắc chung của khu vực.
Theo ông Gurria, các nhà lãnh đạo EU cần tự mình đưa ra các biện pháp dứt khoát và đủ mạnh để kiềm chế khủng hoảng, đồng thời phải phát đi thông điệp cho thấy họ đã sẵn sàng thực hiện điều này.
Trong một diễn biến khác liên quan, cùng ngày, Thứ trưởng Bộ Tài chính Trung Quốc Chu Quang Diệu cho biết chính phủ các nền kinh tế mới nổi ở châu Á và châu Âu đã cam kết đóng góp thêm khoảng 340 tỷ USD nhằm giúp Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng quỹ cứu trợ trị giá 430 tỷ USD (còn gọi là "bức tường lửa") để bảo vệ các quốc gia đang chìm trong nợ cũng như đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Mặc dù không đưa ra con số mà Bắc Kinh đóng góp cụ thể vào gói cứu trợ, song quan chức này khẳng định Trung Quốc luôn ủng hộ một châu Âu thịnh vượng cũng như một Eurozone thống nhất.
Trước đó, IMF đề xuất các nước cần xây dựng một "bức tường lửa" trị giá từ 500 đến 600 tỷ USD. Tuy nhiên, Mỹ đã từ chối "bơm" thêm tiền cho quỹ cứu trợ với lý do châu Âu có thể tự mình giải quyết được "căn bệnh" nợ công đang hoành hành châu lục.
Lãnh đạo các nước sẽ tham dự Hội nghị G-20, dự kiến diễn ra tại khu nghỉ dưỡng Los Cabos của Mexico trong hai ngày 18-19/6.
Theo giới phân tích, cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng khắp châu Âu với "tâm bão" là Hy Lạp, Tây Ban Nha, Italy và những nỗ lực củng cố "bức tường lửa" nhằm bảo vệ các nền kinh tế trong khu vực sẽ là những chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị lần này./.
(TTXVN)