Ủy viên Năng lượng Liên minh châu Âu (EU) Guenther Oettinger cho rằng châu Âu cần đầu tư 1.000 tỷ euro để cải thiện hệ thống năng lượng nhằm giảm bớt ô nhiễm và đảm bảo nguồn cung.
Dự thảo chiến lược năng lượng năm 2020 của EU nêu rõ, thách thức năng lượng là một trong những cuộc thử nghiệm lớn nhất mà châu Âu phải đối mặt. Châu Âu sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều thập niên, để đưa hệ thống năng lượng tới con đường phát triển bền vững và đảm bảo.
Chiến lược này đặt ra hai mục tiêu mà EU cần đạt tới là cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ngăn chặn xảy ra khủng hoảng năng lượng sau khi Nga đơn phương cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu qua ngả Ukraine vào tháng 1/2009, làm cả châu Âu bị "điêu đứng."
Dự thảo kêu gọi nâng cấp hàng loạt các tòa nhà lộng gió và mạng lưới phân phối năng lượng bị xuống cấp cũng như đòi hỏi lập trường cứng rắn đối với đối tác nước ngoài khi thương lượng nhập khẩu năng lượng.
Tới năm 2020, châu Âu cần đầu tư 1.000 tỷ euro để thực hiện các mục tiêu về năng lượng và khí hậu. Giá năng lượng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu đầu tư gia tăng.
Bất chấp nỗ lực cắt giảm mức tiêu thụ, nhu cầu điện và khí đốt ở châu Âu được dự đoán tiếp tục tăng. Theo đề xuất "Các ưu tiên cho cơ sở hạ tầng năng lượng" mà ông Oettinger công bố vào ngày 17/11 sản lượng điện sẽ tăng 23% lên 4.073 terawat vào năm 2030. Ước tính khoảng 50.000km đường dây truyền tải điện hoặc phải xây mới hoặc nâng cấp từ nay tới năm 2020.
Giá tiền điện cũng đối mặt với sức ép gia tăng bởi vốn đầu tư lớn vào các nguồn năng lượng xanh như các tuốcbin gió ở biển Bắc hay các tấm thu năng lượng Mặt Trời ở Địa Trung Hải, nhưng con số đó có thể giảm đi nhờ động lực thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng. Trung bình tiết kiệm năng lượng cho mỗi hộ gia đình có thể lên tới 1.000 euro/năm.
Cho dù có nhiều lập luận kinh tế tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ sử dụng hiệu quả năng lượng, nhưng tình hình vẫn chưa có nhiều cải thiện. EU có ý định giảm tiêu thụ năng lượng khoảng 10% vào năm 2020, chỉ bằng một nửa mục tiêu đề ra.
Ông Claude Turmes, đại diện Tổ chức Hòa bình Xanh tại Nghị viện châu Âu, cũng tỏ ra không đồng tình khi nói rằng dự thảo thiếu các biện pháp cụ thể. Quan trọng hơn là nó không đưa ra các mục tiêu về hiệu quả năng lượng mà các nhà môi trường học và xây dựng ở châu Âu quan tâm.
Một vấn đề nữa mà ông Erica Hope từ Mạng lưới hành động vì khí hậu châu Âu quan ngại là các quan chức EC vẫn khẳng định nhu cầu năng lượng sẽ gia tăng.
Cùng chia sẻ quan điểm này Liên đoàn các nhà xây dựng nói thêm cùng thúc đẩy hiệu quả năng lượng có thể tạo ra hàng loạt việc làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Dự thảo chiến lược năng lượng năm 2020 của EU nêu rõ, thách thức năng lượng là một trong những cuộc thử nghiệm lớn nhất mà châu Âu phải đối mặt. Châu Âu sẽ phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều thập niên, để đưa hệ thống năng lượng tới con đường phát triển bền vững và đảm bảo.
Chiến lược này đặt ra hai mục tiêu mà EU cần đạt tới là cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và ngăn chặn xảy ra khủng hoảng năng lượng sau khi Nga đơn phương cắt giảm nguồn cung khí đốt cho châu Âu qua ngả Ukraine vào tháng 1/2009, làm cả châu Âu bị "điêu đứng."
Dự thảo kêu gọi nâng cấp hàng loạt các tòa nhà lộng gió và mạng lưới phân phối năng lượng bị xuống cấp cũng như đòi hỏi lập trường cứng rắn đối với đối tác nước ngoài khi thương lượng nhập khẩu năng lượng.
Tới năm 2020, châu Âu cần đầu tư 1.000 tỷ euro để thực hiện các mục tiêu về năng lượng và khí hậu. Giá năng lượng sẽ bị ảnh hưởng bởi nhu cầu đầu tư gia tăng.
Bất chấp nỗ lực cắt giảm mức tiêu thụ, nhu cầu điện và khí đốt ở châu Âu được dự đoán tiếp tục tăng. Theo đề xuất "Các ưu tiên cho cơ sở hạ tầng năng lượng" mà ông Oettinger công bố vào ngày 17/11 sản lượng điện sẽ tăng 23% lên 4.073 terawat vào năm 2030. Ước tính khoảng 50.000km đường dây truyền tải điện hoặc phải xây mới hoặc nâng cấp từ nay tới năm 2020.
Giá tiền điện cũng đối mặt với sức ép gia tăng bởi vốn đầu tư lớn vào các nguồn năng lượng xanh như các tuốcbin gió ở biển Bắc hay các tấm thu năng lượng Mặt Trời ở Địa Trung Hải, nhưng con số đó có thể giảm đi nhờ động lực thúc đẩy sử dụng hiệu quả năng lượng. Trung bình tiết kiệm năng lượng cho mỗi hộ gia đình có thể lên tới 1.000 euro/năm.
Cho dù có nhiều lập luận kinh tế tỏ ra ủng hộ mạnh mẽ sử dụng hiệu quả năng lượng, nhưng tình hình vẫn chưa có nhiều cải thiện. EU có ý định giảm tiêu thụ năng lượng khoảng 10% vào năm 2020, chỉ bằng một nửa mục tiêu đề ra.
Ông Claude Turmes, đại diện Tổ chức Hòa bình Xanh tại Nghị viện châu Âu, cũng tỏ ra không đồng tình khi nói rằng dự thảo thiếu các biện pháp cụ thể. Quan trọng hơn là nó không đưa ra các mục tiêu về hiệu quả năng lượng mà các nhà môi trường học và xây dựng ở châu Âu quan tâm.
Một vấn đề nữa mà ông Erica Hope từ Mạng lưới hành động vì khí hậu châu Âu quan ngại là các quan chức EC vẫn khẳng định nhu cầu năng lượng sẽ gia tăng.
Cùng chia sẻ quan điểm này Liên đoàn các nhà xây dựng nói thêm cùng thúc đẩy hiệu quả năng lượng có thể tạo ra hàng loạt việc làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ./.
Hoàng Hà (TTXVN/Vietnam+)