Theo kết quả khảo sát vừa công bố của hãng Reuters, các nền kinh tế đang phát triển nhanh của châu Á sẽ dẫn đầu sự tăng trưởng toàn cầu trong năm nay và mặc dù đà tăng trưởng của các nền kinh này sẽ giảm nhẹ so với năm 2010 nhưng vẫn vượt xa đà phục hồi không đồng đều tại các nước giàu.
Cuộc khảo sát trên, được tiến hành với khoảng 500 chuyên gia kinh tế trên khắp thế giới, cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu các biểu đồ tăng trưởng kinh tế trong năm nay, đồng thời đưa ra các tín hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc hơn trong năm nay.
Tuy vậy, hầu hết 13 nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương được tiến hành khảo sát có thể sẽ chứng kiến đà tăng trưởng chậm lại trong năm nay khi các nhà hoạch định chính sách ở đó thúc đẩy các nỗ lực kiềm chế lạm phát, trong khi sự phục hồi tại châu Âu và Nhật Bản có ít dấu hiệu "bắt đà" sớm.
Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại ở mức 4,2% trong năm nay, so với mức 4,7% năm ngoái, trước khi tăng nhẹ lên 4,3% vào năm 2012.
Chuyên gia về kinh tế vĩ mô toàn cầu Mark Miller, thuộc hãng Lloyds Bank Corporate Markets, nhận định rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay vẫn khá khích lệ. Các giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy hiệu quả phần còn lại của châu Á đang nổi, vốn được coi là chỗ dựa của hàng hoá xuất khẩu từ phương Tây, sẽ vẫn rất thỏa đáng.
Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), tăng trưởng GDP của nước này năm ngoái đạt 10,3%, với tổng giá trị 39.800 tỷ nhân dân tệ (NDT - khoảng 6.000 tỷ USD). Đây là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất của Trung Quốc kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế vượt bậc của nước này.
Theo NBS, trong quý IV/2010, GDP của Trung Quốc tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mong đợi của các chuyên gia kinh tế. Lạm phát đã bớt "nóng" trong tháng 12/2010 sau khi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp bình ổn giá cả.
Chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc tăng 4,6% trong tháng 12/2010, thấp hơn so với 5,1% trong tháng 11/2010. Tính trong cả năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng là 3,3%, mặc dù cao hơn so với mục tiêu 3% mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra nhưng vẫn được xem là thành công trong bối cảnh giá lương thực tăng đột ngột.
Đà tăng trưởng GDP hai con số của Trung Quốc năm 2010 có thể sẽ chậm lại vào khoảng 9,3% năm nay, trong khi kinh tế Ấn Độ có khả năng chứng kiến mức tăng trưởng 8,8% trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 3/2012.
Trong khi tăng trưởng kinh tế tại Mỹ khó có thể đạt các mức nói trên, giới chuyên gia vẫn lạc quan về đà phục hồi vững của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Họ dự đoán kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay, cao hơn so với mức dự báo 2,7% được đưa ra trong cuộc khảo sát hồi tháng 12/2010 và 2,3% trong cuộc khảo sát tháng 11/2010.
Nhà kinh tế Andrew Tilton của Ngân hàng Goldman Sachs & Co., Mỹ nói: "Các số liệu kinh tế tốt hơn mới đây, cùng với nhiều biện pháp kích thích tài chính hơn dự kiến được đưa ra trong năm nay là nguyên nhân khiến chúng tôi nâng dự báo về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ."
Kinh tế châu Âu và Nhật Bản có thể sẽ vẫn trì trệ trong năm nay. Mặc dù kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực sử dụng đồng tiền châu Âu (Eurozone), đã và đang khởi sắc trở lại, vẫn ít dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của khu vực này sẽ bắt đà, do khủng hoảng nợ công và các biện pháp thắt lưng buộc bụng ở hầu hết các nền kinh tế trong khu vực.
Cả kinh tế Eurozone và Nhật Bản, quốc gia vẫn đang "oằn mình" trong giảm phát, sẽ chỉ đạt mức atng trưởng hàng quý 0,5% hoặc thấp hơn trong ít nhất 18 tháng nữa.
Cuộc khảo sát cho biết ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế đang nổi có thể sẽ coi việc kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ cấp bách hơn trong năm nay, giữa lúc các chuyên gia đã nâng dự báo về triển vọng leo thang giá hàng hóa trong năm nay.
Nhà kinh tế trưởng Robert Subbaraman, thuộc hãng Nomua's Asia, nhận định rằng trong năm nay, các nhà hoạch định chính sách châu Á sẽ đưa ra các biện pháp hà khắc để chế ngự lạm phát đang gia tăng trong khu vực và do đó tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại.
Lạm phát của Trung Quốc được dự báo sẽ ở mức 4,3% năm nay, trong khi tỷ tại Ấn Độ - nơi tăng trưởng trưởng giá tiêu dùng hàng năm đã ở mức 8,43% trong tháng 12/2010 - sức ép lạm phát sẽ chỉ giảm nhẹ hoặc không đáng kể trong năm nay.
Các chuyên gia tham gia khảo sát của Reuters cũng nâng mức dự báo lạm phát ở Mỹ và khu vực Eurozone. Tại Anh, lạm phát đã cao gấp hai lần mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Anh, mà giới phân tích cho rằng khó có thể đạt được cho tới năm 2012.
Trong khi các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" sẽ kiềm chế đà tăng trưởng kinh tế của Anh và Eurozone, khu vực sử dụng đồng euro cần phải giải quyết một nguy cơ khác là khủng hoảng nợ quốc gia, vốn tác động xấu đến những thành viên yếu ớt của khối là Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Sau khi Hy Lạp và Ireland phải cần đến sự trợ giúp tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hầu hết các nhà kinh tế dự đoán Bồ Đào Nha cũng sẽ tiếp bước hai nước này./.
Cuộc khảo sát trên, được tiến hành với khoảng 500 chuyên gia kinh tế trên khắp thế giới, cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục dẫn đầu các biểu đồ tăng trưởng kinh tế trong năm nay, đồng thời đưa ra các tín hiệu cho thấy sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ sẽ khởi sắc hơn trong năm nay.
Tuy vậy, hầu hết 13 nền kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương được tiến hành khảo sát có thể sẽ chứng kiến đà tăng trưởng chậm lại trong năm nay khi các nhà hoạch định chính sách ở đó thúc đẩy các nỗ lực kiềm chế lạm phát, trong khi sự phục hồi tại châu Âu và Nhật Bản có ít dấu hiệu "bắt đà" sớm.
Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chậm lại ở mức 4,2% trong năm nay, so với mức 4,7% năm ngoái, trước khi tăng nhẹ lên 4,3% vào năm 2012.
Chuyên gia về kinh tế vĩ mô toàn cầu Mark Miller, thuộc hãng Lloyds Bank Corporate Markets, nhận định rằng triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay vẫn khá khích lệ. Các giả thiết cho rằng Trung Quốc sẽ thúc đẩy hiệu quả phần còn lại của châu Á đang nổi, vốn được coi là chỗ dựa của hàng hoá xuất khẩu từ phương Tây, sẽ vẫn rất thỏa đáng.
Theo Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS), tăng trưởng GDP của nước này năm ngoái đạt 10,3%, với tổng giá trị 39.800 tỷ nhân dân tệ (NDT - khoảng 6.000 tỷ USD). Đây là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất của Trung Quốc kể từ sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, cho thấy tốc độ phục hồi kinh tế vượt bậc của nước này.
Theo NBS, trong quý IV/2010, GDP của Trung Quốc tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước, vượt xa mong đợi của các chuyên gia kinh tế. Lạm phát đã bớt "nóng" trong tháng 12/2010 sau khi Bắc Kinh áp dụng các biện pháp bình ổn giá cả.
Chỉ số giá tiêu dùng ở Trung Quốc tăng 4,6% trong tháng 12/2010, thấp hơn so với 5,1% trong tháng 11/2010. Tính trong cả năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng là 3,3%, mặc dù cao hơn so với mục tiêu 3% mà Chính phủ Trung Quốc đặt ra nhưng vẫn được xem là thành công trong bối cảnh giá lương thực tăng đột ngột.
Đà tăng trưởng GDP hai con số của Trung Quốc năm 2010 có thể sẽ chậm lại vào khoảng 9,3% năm nay, trong khi kinh tế Ấn Độ có khả năng chứng kiến mức tăng trưởng 8,8% trong tài khóa kết thúc vào cuối tháng 3/2012.
Trong khi tăng trưởng kinh tế tại Mỹ khó có thể đạt các mức nói trên, giới chuyên gia vẫn lạc quan về đà phục hồi vững của nền kinh tế lớn nhất thế giới này. Họ dự đoán kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 3% trong năm nay, cao hơn so với mức dự báo 2,7% được đưa ra trong cuộc khảo sát hồi tháng 12/2010 và 2,3% trong cuộc khảo sát tháng 11/2010.
Nhà kinh tế Andrew Tilton của Ngân hàng Goldman Sachs & Co., Mỹ nói: "Các số liệu kinh tế tốt hơn mới đây, cùng với nhiều biện pháp kích thích tài chính hơn dự kiến được đưa ra trong năm nay là nguyên nhân khiến chúng tôi nâng dự báo về triển vọng tăng trưởng của kinh tế Mỹ."
Kinh tế châu Âu và Nhật Bản có thể sẽ vẫn trì trệ trong năm nay. Mặc dù kinh tế Đức, nền kinh tế lớn nhất khu vực sử dụng đồng tiền châu Âu (Eurozone), đã và đang khởi sắc trở lại, vẫn ít dấu hiệu cho thấy sự phục hồi của khu vực này sẽ bắt đà, do khủng hoảng nợ công và các biện pháp thắt lưng buộc bụng ở hầu hết các nền kinh tế trong khu vực.
Cả kinh tế Eurozone và Nhật Bản, quốc gia vẫn đang "oằn mình" trong giảm phát, sẽ chỉ đạt mức atng trưởng hàng quý 0,5% hoặc thấp hơn trong ít nhất 18 tháng nữa.
Cuộc khảo sát cho biết ngân hàng trung ương tại các nền kinh tế đang nổi có thể sẽ coi việc kiềm chế lạm phát là nhiệm vụ cấp bách hơn trong năm nay, giữa lúc các chuyên gia đã nâng dự báo về triển vọng leo thang giá hàng hóa trong năm nay.
Nhà kinh tế trưởng Robert Subbaraman, thuộc hãng Nomua's Asia, nhận định rằng trong năm nay, các nhà hoạch định chính sách châu Á sẽ đưa ra các biện pháp hà khắc để chế ngự lạm phát đang gia tăng trong khu vực và do đó tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ chậm lại.
Lạm phát của Trung Quốc được dự báo sẽ ở mức 4,3% năm nay, trong khi tỷ tại Ấn Độ - nơi tăng trưởng trưởng giá tiêu dùng hàng năm đã ở mức 8,43% trong tháng 12/2010 - sức ép lạm phát sẽ chỉ giảm nhẹ hoặc không đáng kể trong năm nay.
Các chuyên gia tham gia khảo sát của Reuters cũng nâng mức dự báo lạm phát ở Mỹ và khu vực Eurozone. Tại Anh, lạm phát đã cao gấp hai lần mức mục tiêu của Ngân hàng Trung ương Anh, mà giới phân tích cho rằng khó có thể đạt được cho tới năm 2012.
Trong khi các biện pháp "thắt lưng buộc bụng" sẽ kiềm chế đà tăng trưởng kinh tế của Anh và Eurozone, khu vực sử dụng đồng euro cần phải giải quyết một nguy cơ khác là khủng hoảng nợ quốc gia, vốn tác động xấu đến những thành viên yếu ớt của khối là Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha.
Sau khi Hy Lạp và Ireland phải cần đến sự trợ giúp tài chính từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hầu hết các nhà kinh tế dự đoán Bồ Đào Nha cũng sẽ tiếp bước hai nước này./.
(TTXVN/Vietnam+)