Ngày 29/4, Liên hợp quốc lại lên tiếng kêu gọi các nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương tập trung thực hiện đường lối mới và toàn diện hơn về an sinh xã hội, trọng tâm mới của tiến trình xóa đói nghèo.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP), bà Noeleen Heyzer, nhấn mạnh thực hiện các chính sách và chương trình này chính là đầu tư phát triển toàn diện và phát huy tiềm năng con người của khu vực.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua cùng những bất ổn kinh tế và xã hội mà nó tạo ra thông qua nạn thất nghiệp hàng loạt, thu nhập bất ổn định, và nghèo đói tăng lên … một lần nữa lại đưa an sinh xã hội vào trung tâm của chương trình nghị sự phát triển của khu vực.
Tuy nhiên, tăng cường an sinh xã hội không phải là sự cứu trợ mà quan trọng hơn phải tập trung nhiều hơn vào những đóng góp tiềm tàng của an sinh xã hội như là một sự đầu tư lâu dài nhằm giảm rủi ro và nguy cơ dễ bị tổn thương cũng như thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Bà Noeleen Heyzer nêu rõ những nghiên cứu mới nhất của Liên hợp quốc và các ngân hàng phát triển quốc tế cho thấy an sinh xã hội đem lại nhiều lợi ích lâu dài cho xã hội bao gồm trao quyền cho người nghèo, đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ, người thiểu số và tàn tật trong quá trình tìm việc làm, trẻ em được hưởng thụ giáo dục, người dân được chăm sóc sức khỏe và thanh niên có việc làm.
Liên hợp quốc nhấn mạnh để các chính sách an sinh xã hội có tác động tích cực lâu dài hơn, các nước châu Á-Thái Bình Dương cần vượt qua ba thách thức chính sách quan trọng.
Một là các dự án an sinh xã hội phải chú ý đến các nhân tố cơ cấu trong xã hội có thể đẩy nhiều cộng đồng trong xã hội vào tình trạng dễ bị tổn thương.
Hai là một đường lối an sinh xã hội phải tăng cường sự hài hòa giữa các chương trình an sinh xã hội khác nhau, giữa an sinh xã hội với các chính sách kinh tế xã hội khác.
Ba là cần môi trường hỗ trợ an sinh xã hội, trong đó có các chính sách trao quyền pháp lý và tiếp cận công lý, bảo vệ các quyền và quyền công dân như là một phương tiện để thúc đẩy đoàn kết và cố kết xã hội.
Một chiến lược an sinh xã hội mạnh không chỉ là công cụ mạnh để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà còn giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đảm bảo phát triển bền vững và toàn diện./.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký Ủy ban Liên hợp quốc về kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP), bà Noeleen Heyzer, nhấn mạnh thực hiện các chính sách và chương trình này chính là đầu tư phát triển toàn diện và phát huy tiềm năng con người của khu vực.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua cùng những bất ổn kinh tế và xã hội mà nó tạo ra thông qua nạn thất nghiệp hàng loạt, thu nhập bất ổn định, và nghèo đói tăng lên … một lần nữa lại đưa an sinh xã hội vào trung tâm của chương trình nghị sự phát triển của khu vực.
Tuy nhiên, tăng cường an sinh xã hội không phải là sự cứu trợ mà quan trọng hơn phải tập trung nhiều hơn vào những đóng góp tiềm tàng của an sinh xã hội như là một sự đầu tư lâu dài nhằm giảm rủi ro và nguy cơ dễ bị tổn thương cũng như thúc đẩy phục hồi kinh tế.
Bà Noeleen Heyzer nêu rõ những nghiên cứu mới nhất của Liên hợp quốc và các ngân hàng phát triển quốc tế cho thấy an sinh xã hội đem lại nhiều lợi ích lâu dài cho xã hội bao gồm trao quyền cho người nghèo, đảm bảo quyền bình đẳng cho phụ nữ, người thiểu số và tàn tật trong quá trình tìm việc làm, trẻ em được hưởng thụ giáo dục, người dân được chăm sóc sức khỏe và thanh niên có việc làm.
Liên hợp quốc nhấn mạnh để các chính sách an sinh xã hội có tác động tích cực lâu dài hơn, các nước châu Á-Thái Bình Dương cần vượt qua ba thách thức chính sách quan trọng.
Một là các dự án an sinh xã hội phải chú ý đến các nhân tố cơ cấu trong xã hội có thể đẩy nhiều cộng đồng trong xã hội vào tình trạng dễ bị tổn thương.
Hai là một đường lối an sinh xã hội phải tăng cường sự hài hòa giữa các chương trình an sinh xã hội khác nhau, giữa an sinh xã hội với các chính sách kinh tế xã hội khác.
Ba là cần môi trường hỗ trợ an sinh xã hội, trong đó có các chính sách trao quyền pháp lý và tiếp cận công lý, bảo vệ các quyền và quyền công dân như là một phương tiện để thúc đẩy đoàn kết và cố kết xã hội.
Một chiến lược an sinh xã hội mạnh không chỉ là công cụ mạnh để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ mà còn giúp thu hẹp khoảng cách phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đảm bảo phát triển bền vững và toàn diện./.
(TTXVN/Vietnam+)