Ngày 26/10, trong báo cáo về các thảm họa thiên nhiên năm 2010, Liên hợp quốc nhấn mạnh châu Á-Thái Bình Dương luôn bất ngờ trước các thảm họa thiên nhiên do thiếu chuẩn bị sẵn sàng để phòng chống các thảm họa này.
Báo cáo được Ủy ban Kinh tế xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) và Chiến lược quốc tế của Liên hợp quốc nhằm giảm thảm họa (UNISDR) soạn thảo và công bố tại thành phố Inchon của Hàn Quốc.
Báo cáo cảnh báo các nước châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ hứng chịu các thảm họa thiên nhiên cao hơn bất cứ khu vực nào khác trên thế giới.
Nguy cơ người dân khu vực này bị các thảm họa thiên nhiên tác động cao gấp 4 lần người dân châu Phi và gấp 25 lần người dân châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Vì vậy, chiến lược phòng chống và giảm thảm họa thiên nhiên trong khu vực này cần phải được xem xét trong khuôn khổ phát triển rộng lớn hơn và quá trình phân bổ ngân sách đa lĩnh vực để thu hẹp những bất bình đẳng về kinh tế và mất cân bằng về môi trường và xã hội.
Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc đưa ra báo cáo đánh giá về thảm họa thiên nhiên của một khu vực, trong đó nghiêm khắc cho rằng châu Á-Thái Bình Dương thiếu năng lực đánh giá toàn diện về thảm họa thiên nhiên.
Mặc dù sở hữu 1/4 tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu nhưng khu vực này chiếm tới 85% số người chết và 42% thiệt hại kinh tế toàn cầu do thảm họa thiên nhiên. Thảm họa thiên nhiên tác động không cân xứng đến phát triển con người của khu vực.
Báo cáo đánh giá tác động kinh tế xã hội của thảm họa thiên nhiên và gợi mở các biện pháp khu vực cần thực hiện khẩn cấp để giảm nguy cơ tổn thương của khu vực trước thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt nhằm bảo vệ các thành quả phát triển.
Liên hợp quốc nhấn mạnh những tổn thất do thảm họa thiên nhiên dẫn đến và làm trầm trọng hơn nghèo đói và sự dễ tổn thương của người nghèo trước thiên tai bắt nguồn từ sự mất cân bằng về môi trường và kinh tế xã hội.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành UNESCAP Noeleen Heyzer khẳng định mặc dù sự mất cân bằng này được khắc phục, người dân châu Á-Thái Bình Dương đứng trước các nguy cơ thảm họa thiên nhiên vẫn ngày càng nghèo và càng dễ bị tổn thương. Theo ông, cái vòng luẩn quẩn đói nghèo này cực kỳ khó phá vỡ.
UNESCAP sẽ tổ chức các phiên họp kỹ thuật về giảm nguy cơ thảm họa và thích nghi với biến đổi khí hậu, đồng thời giới thiệu các công cụ mới để giảm tác động của bão lũ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
Báo cáo được Ủy ban Kinh tế xã hội Liên hợp quốc khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) và Chiến lược quốc tế của Liên hợp quốc nhằm giảm thảm họa (UNISDR) soạn thảo và công bố tại thành phố Inchon của Hàn Quốc.
Báo cáo cảnh báo các nước châu Á-Thái Bình Dương có nguy cơ hứng chịu các thảm họa thiên nhiên cao hơn bất cứ khu vực nào khác trên thế giới.
Nguy cơ người dân khu vực này bị các thảm họa thiên nhiên tác động cao gấp 4 lần người dân châu Phi và gấp 25 lần người dân châu Âu hoặc Bắc Mỹ. Vì vậy, chiến lược phòng chống và giảm thảm họa thiên nhiên trong khu vực này cần phải được xem xét trong khuôn khổ phát triển rộng lớn hơn và quá trình phân bổ ngân sách đa lĩnh vực để thu hẹp những bất bình đẳng về kinh tế và mất cân bằng về môi trường và xã hội.
Đây là lần đầu tiên Liên hợp quốc đưa ra báo cáo đánh giá về thảm họa thiên nhiên của một khu vực, trong đó nghiêm khắc cho rằng châu Á-Thái Bình Dương thiếu năng lực đánh giá toàn diện về thảm họa thiên nhiên.
Mặc dù sở hữu 1/4 tổng sản phẩm nội địa (GDP) toàn cầu nhưng khu vực này chiếm tới 85% số người chết và 42% thiệt hại kinh tế toàn cầu do thảm họa thiên nhiên. Thảm họa thiên nhiên tác động không cân xứng đến phát triển con người của khu vực.
Báo cáo đánh giá tác động kinh tế xã hội của thảm họa thiên nhiên và gợi mở các biện pháp khu vực cần thực hiện khẩn cấp để giảm nguy cơ tổn thương của khu vực trước thảm họa thiên nhiên ngày càng khốc liệt nhằm bảo vệ các thành quả phát triển.
Liên hợp quốc nhấn mạnh những tổn thất do thảm họa thiên nhiên dẫn đến và làm trầm trọng hơn nghèo đói và sự dễ tổn thương của người nghèo trước thiên tai bắt nguồn từ sự mất cân bằng về môi trường và kinh tế xã hội.
Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành UNESCAP Noeleen Heyzer khẳng định mặc dù sự mất cân bằng này được khắc phục, người dân châu Á-Thái Bình Dương đứng trước các nguy cơ thảm họa thiên nhiên vẫn ngày càng nghèo và càng dễ bị tổn thương. Theo ông, cái vòng luẩn quẩn đói nghèo này cực kỳ khó phá vỡ.
UNESCAP sẽ tổ chức các phiên họp kỹ thuật về giảm nguy cơ thảm họa và thích nghi với biến đổi khí hậu, đồng thời giới thiệu các công cụ mới để giảm tác động của bão lũ trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương./.
(TTXVN/Vietnam+)