Ngày 11/10, phát biểu trước báo giới tại trụ sở Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) ở thủ đô Washington của Mỹ, Giám đốc IMF phụ trách châu Á-Thái Bình Dương Anoop Singh nêu rõ, tuy đang dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, nhưng các nước trong khu vực này vẫn đứng trước hai thách thức lớn có thể đe dọa các nền kinh tế châu Á nếu không được xử lý thận trọng.
Giám đốc Singh lưu ý rằng nền kinh tế toàn cầu đã xuất hiện những dấu hiệu suy thoái mới tuy không lớn.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2010 và 7% trong năm sau, nhưng do sự liên kết quan trọng về tài chính và trao đổi thương mại của khu vực với các nước phát triển, mọi dấu hiệu xấu đi trong hệ thống tài chính toàn cầu như đà phục hồi chững lại đều có thể tác động lớn đến khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, và các dòng vốn trở nên dễ biến động hơn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước.
Theo quan chức IMF, thách thức lớn đầu tiên đối với các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là phương thức rút khỏi các gói kích kinh tế được sử dụng để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng.
Đối với nhiều nền kinh tế trong khu vực, mặc dù khoảng cách giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trước và sau khủng hoảng đã được thu hẹp, nhưng đã xuất hiện các sức ép lạm phát.
Châu Á-Thái Bình Dương nay vẫn đang trong giai đoạn cần thúc đẩy tiến trình bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy, cần phải đẩy nhanh nhịp độ điều chỉnh phù hợp các chính sách tài chính và tiền tệ.
Thách thức lớn thứ 2 mà các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương phải đối mặt là quản lý các dòng vốn. Theo Giám đốc Singh, các dòng vốn đổ vào khu vực này đang tăng lên do tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các khu vực và các nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy sự tăng vọt của dòng vốn đầu tư có thể dẫn đến nguy cơ bất ổn định tài chính, đặc biệt nếu dòng vốn này được gắn với các điều kiện tài chính quá dễ dàng trong nước. Các bài học lịch sử này đã xảy ra ở Hàn Quốc, Indonesia , Singapore, Thái Lan và nhiều nước châu Á khác.
Quan chức IMF khuyến cáo các biện pháp cần được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ từ các dòng vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn cần siết chặt hơn nữa các điều kiện tiền tệ ở hầu hết các nước trong khu vực kể cả thông qua tỷ giá hối đoái tiền tệ.
Các nền kinh tế khu vực có thể tiếp tục ngừng các gói kích thích kinh tế nhưng nếu các điều kiện toàn cầu trở nên xấu đi, khu vực cần trì hoãn quá trình bình thường hóa chính sách tài chính này./.
Giám đốc Singh lưu ý rằng nền kinh tế toàn cầu đã xuất hiện những dấu hiệu suy thoái mới tuy không lớn.
Khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể đạt mức tăng trưởng 8% trong năm 2010 và 7% trong năm sau, nhưng do sự liên kết quan trọng về tài chính và trao đổi thương mại của khu vực với các nước phát triển, mọi dấu hiệu xấu đi trong hệ thống tài chính toàn cầu như đà phục hồi chững lại đều có thể tác động lớn đến khu vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, và các dòng vốn trở nên dễ biến động hơn sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu trong nước.
Theo quan chức IMF, thách thức lớn đầu tiên đối với các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương là phương thức rút khỏi các gói kích kinh tế được sử dụng để thúc đẩy nền kinh tế phục hồi sau khủng hoảng.
Đối với nhiều nền kinh tế trong khu vực, mặc dù khoảng cách giữa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trước và sau khủng hoảng đã được thu hẹp, nhưng đã xuất hiện các sức ép lạm phát.
Châu Á-Thái Bình Dương nay vẫn đang trong giai đoạn cần thúc đẩy tiến trình bình thường hóa chính sách kinh tế vĩ mô. Vì vậy, cần phải đẩy nhanh nhịp độ điều chỉnh phù hợp các chính sách tài chính và tiền tệ.
Thách thức lớn thứ 2 mà các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương phải đối mặt là quản lý các dòng vốn. Theo Giám đốc Singh, các dòng vốn đổ vào khu vực này đang tăng lên do tốc độ phục hồi kinh tế không đồng đều giữa các khu vực và các nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy sự tăng vọt của dòng vốn đầu tư có thể dẫn đến nguy cơ bất ổn định tài chính, đặc biệt nếu dòng vốn này được gắn với các điều kiện tài chính quá dễ dàng trong nước. Các bài học lịch sử này đã xảy ra ở Hàn Quốc, Indonesia , Singapore, Thái Lan và nhiều nước châu Á khác.
Quan chức IMF khuyến cáo các biện pháp cần được thực hiện để giảm thiểu nguy cơ từ các dòng vốn đầu tư nước ngoài nhưng vẫn cần siết chặt hơn nữa các điều kiện tiền tệ ở hầu hết các nước trong khu vực kể cả thông qua tỷ giá hối đoái tiền tệ.
Các nền kinh tế khu vực có thể tiếp tục ngừng các gói kích thích kinh tế nhưng nếu các điều kiện toàn cầu trở nên xấu đi, khu vực cần trì hoãn quá trình bình thường hóa chính sách tài chính này./.
(TTXVN/Vietnam+)