Theo phóng viên TTXVN tại Liên hợp quốc, ngày 24/5, chính phủ các nước châu Á-Thái Bình Dương đã nhất trí kêu gọi hành động tập thể nhằm thúc đẩy hơn nữa hội nhập kinh tế, buôn bán và kết nối mạng năng lượng toàn khu vực.
Bước đi này được coi là nhân tố quyết định tương lai tăng trưởng chung và bền vững của khu vực trong bối cảnh khu vực phải đối mặt với thách thức kinh tế xã hội và môi trường khốc liệt.
Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình dương (UNESCAP) cho biết một loạt nghị quyết đã được các nước trong khu vực thông qua tại Hội nghị thường niên năm 2012 của UNESCAP, vừa kết thúc tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Các nghị quyết này kêu gọi tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy buôn bán không biên giới, tạo điều kiện vận tải liên tiểu khu vực, hỗ trợ tăng trưởng bền vững và phổ quát ở các nước chậm phát triển nhất và các nước bất lợi về địa lý...
Các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng thông qua nghị quyết mang tính bước ngoặt về thúc đẩy kết nối mạng năng lượng toàn khu vực. Theo nghị quyết này, hệ thống năng lượng khu vực hòa nhập hơn, tạo thành Xa lộ năng lượng châu Á, có thể tăng cường an ninh năng lượng, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy thị phần lớn hơn của năng lượng tái sinh và năng lượng sạch vì tương lai năng lượng bền vững hơn.
Tiến sỹ Noeleen Heyzer, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành UNESCAP, nhấn mạnh châu Á-Thái Bình Dương đã lãnh đạo quá trình phục hồi kinh tế thế giới và nay lại đặt nền tảng để lãnh đạo sự thịnh vượng của thế giới.
49 nước châu Á-Thái Bình Dương đã cam kết cùng nhau biến các nghị quyết vừa được nhất trí thông qua thành hành động và kết quả cụ thể nhằm tạo ra các chuyển đổi cần thiết tiến tới một khu vực thịnh vượng và phổ quát hơn.
Các nghị quyết này đã xác định chương trình nghị sự tăng trưởng kinh tế bền vững và phổ quát toàn khu vực để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa và trong các nước châu Á-Thái Bình dương nhằm thúc đẩy tiến bộ kinh tế xã hội theo hướng ngày càng "xanh" hơn. Các nghị quyết này cũng cung cấp cho các chính phủ châu Á-Thái Bình dương nền tảng để duyệt xét các thách thức đặc biệt và bất ổn định mà các nước có thể xử lý tốt hơn thông qua hành động tập thể.
Tiến sỹ Heyzer nêu rõ kết quả các cuộc thảo luận tại Hội nghị thường niên năm 2012 của UNESCAP phản ánh sự đồng thuận khu vực ngày càng tăng về nhu cầu tạo được tăng trưởng bền vững hơn, phổ quát hơn và xanh hơn để thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường hệ thống bảo vệ xã hội, đồng thời coi đó là các động lực mới của tăng trưởng kinh tế khu vực. Châu Á-Thái Bình Dương đã đến lúc phải tự quyết định tương lai của chính mình để tái cân bằng và đặt lại các nền kinh tế khu vực thông qua hội nhập khu vực mạnh hơn nhằm chia sẻ thịnh vượng, bình đẳng xã hội, tôn trọng phẩm giá của của mọi người dân./.
Bước đi này được coi là nhân tố quyết định tương lai tăng trưởng chung và bền vững của khu vực trong bối cảnh khu vực phải đối mặt với thách thức kinh tế xã hội và môi trường khốc liệt.
Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế Xã hội khu vực châu Á-Thái Bình dương (UNESCAP) cho biết một loạt nghị quyết đã được các nước trong khu vực thông qua tại Hội nghị thường niên năm 2012 của UNESCAP, vừa kết thúc tại thủ đô Bangkok của Thái Lan.
Các nghị quyết này kêu gọi tăng cường hội nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy buôn bán không biên giới, tạo điều kiện vận tải liên tiểu khu vực, hỗ trợ tăng trưởng bền vững và phổ quát ở các nước chậm phát triển nhất và các nước bất lợi về địa lý...
Các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng thông qua nghị quyết mang tính bước ngoặt về thúc đẩy kết nối mạng năng lượng toàn khu vực. Theo nghị quyết này, hệ thống năng lượng khu vực hòa nhập hơn, tạo thành Xa lộ năng lượng châu Á, có thể tăng cường an ninh năng lượng, nâng cao hiệu quả và thúc đẩy thị phần lớn hơn của năng lượng tái sinh và năng lượng sạch vì tương lai năng lượng bền vững hơn.
Tiến sỹ Noeleen Heyzer, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành UNESCAP, nhấn mạnh châu Á-Thái Bình Dương đã lãnh đạo quá trình phục hồi kinh tế thế giới và nay lại đặt nền tảng để lãnh đạo sự thịnh vượng của thế giới.
49 nước châu Á-Thái Bình Dương đã cam kết cùng nhau biến các nghị quyết vừa được nhất trí thông qua thành hành động và kết quả cụ thể nhằm tạo ra các chuyển đổi cần thiết tiến tới một khu vực thịnh vượng và phổ quát hơn.
Các nghị quyết này đã xác định chương trình nghị sự tăng trưởng kinh tế bền vững và phổ quát toàn khu vực để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa và trong các nước châu Á-Thái Bình dương nhằm thúc đẩy tiến bộ kinh tế xã hội theo hướng ngày càng "xanh" hơn. Các nghị quyết này cũng cung cấp cho các chính phủ châu Á-Thái Bình dương nền tảng để duyệt xét các thách thức đặc biệt và bất ổn định mà các nước có thể xử lý tốt hơn thông qua hành động tập thể.
Tiến sỹ Heyzer nêu rõ kết quả các cuộc thảo luận tại Hội nghị thường niên năm 2012 của UNESCAP phản ánh sự đồng thuận khu vực ngày càng tăng về nhu cầu tạo được tăng trưởng bền vững hơn, phổ quát hơn và xanh hơn để thu hẹp khoảng cách phát triển và tăng cường hệ thống bảo vệ xã hội, đồng thời coi đó là các động lực mới của tăng trưởng kinh tế khu vực. Châu Á-Thái Bình Dương đã đến lúc phải tự quyết định tương lai của chính mình để tái cân bằng và đặt lại các nền kinh tế khu vực thông qua hội nhập khu vực mạnh hơn nhằm chia sẻ thịnh vượng, bình đẳng xã hội, tôn trọng phẩm giá của của mọi người dân./.
(TTXVN)