Tập đoàn tài chính ngân hàng DBS của Singapore cho rằng châu Á có thể vượt qua những cú sốc phát sinh từ sự rối loạn trên các thị trường tài chính châu Âu, nhưng các nền kinh tế dựa vào xuất khẩu, như Singapore, Hongkong, Malaysia và Philippines, vẫn rất dễ bị tổn thương.
DBS, ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia - nơi có thị trường nội địa rộng lớn - là những nước ít chịu ảnh hưởng nhất từ những tác động của việc xuất khẩu sang châu Âu suy giảm.
Đánh giá về thị trường, DBS cho rằng xét về triển vọng nợ công, Hàn Quốc, Indonesia và Philippines có thể là những nước bị tổn thương nặng nhất do quy mô các khoản vay nước ngoài tính theo phần trăm GDP của các nước này là rất lớn.
Tuy nhiên, trong khi một cuộc suy thoái khác ở châu Âu sẽ ảnh hưởng tới châu Á, tác động của nó sẽ ít nghiêm trọng trọng hơn bởi châu Á đã giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ, Nhật Bản và châu Âu như là các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Ngoài ra, hầu hết các nền kinh tế châu Á hiện nay đều đã là các nhà tín dụng ròng, đã trả hết nợ và tăng tỷ lệ tiết kiệm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á kết thúc cách đây một thập kỷ.
DBS cho rằng gói cứu trợ trị giá 750 tỷ USD (khoảng 1.000 tỷ USD) vừa được Liên minh châu Âu (EU) thông qua để cứu trợ Hy Lạp và các nền kinh tế khác đang ngập trong nợ nần ở khu vực Eurozone đã giúp giảm thiểu nguy cơ những tác động tài chính "trên cơ sở lòng tin" sẽ ảnh hưởng đến châu Á.
Trong khi tác động của cuộc khủng hoảng là không thể tránh khỏi, thì vấn đề mấu chốt là mức độ. Và châu Á hiện nay đã có sự chuẩn bị tốt hơn nhiều so với cách đây 10 năm, khi vừa thoát ra khỏi "cơn bão tài chính," với các điều kiện cơ bản về nợ của châu Á đã được cải thiện hơn nhiều. Điều này sẽ giúp châu Á vượt qua bất kỳ dư chấn nào từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu./.
DBS, ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á, cho rằng Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia - nơi có thị trường nội địa rộng lớn - là những nước ít chịu ảnh hưởng nhất từ những tác động của việc xuất khẩu sang châu Âu suy giảm.
Đánh giá về thị trường, DBS cho rằng xét về triển vọng nợ công, Hàn Quốc, Indonesia và Philippines có thể là những nước bị tổn thương nặng nhất do quy mô các khoản vay nước ngoài tính theo phần trăm GDP của các nước này là rất lớn.
Tuy nhiên, trong khi một cuộc suy thoái khác ở châu Âu sẽ ảnh hưởng tới châu Á, tác động của nó sẽ ít nghiêm trọng trọng hơn bởi châu Á đã giảm bớt sự lệ thuộc vào Mỹ, Nhật Bản và châu Âu như là các thị trường xuất khẩu chủ lực.
Ngoài ra, hầu hết các nền kinh tế châu Á hiện nay đều đã là các nhà tín dụng ròng, đã trả hết nợ và tăng tỷ lệ tiết kiệm kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính châu Á kết thúc cách đây một thập kỷ.
DBS cho rằng gói cứu trợ trị giá 750 tỷ USD (khoảng 1.000 tỷ USD) vừa được Liên minh châu Âu (EU) thông qua để cứu trợ Hy Lạp và các nền kinh tế khác đang ngập trong nợ nần ở khu vực Eurozone đã giúp giảm thiểu nguy cơ những tác động tài chính "trên cơ sở lòng tin" sẽ ảnh hưởng đến châu Á.
Trong khi tác động của cuộc khủng hoảng là không thể tránh khỏi, thì vấn đề mấu chốt là mức độ. Và châu Á hiện nay đã có sự chuẩn bị tốt hơn nhiều so với cách đây 10 năm, khi vừa thoát ra khỏi "cơn bão tài chính," với các điều kiện cơ bản về nợ của châu Á đã được cải thiện hơn nhiều. Điều này sẽ giúp châu Á vượt qua bất kỳ dư chấn nào từ cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu./.
Phương Thảo (Vietnam+)