Theo một nghiên cứu mới đây của Ngân hàng Phát triển châu Á (ABD), cho tới giữa thế kỷ 21, châu Á có thể phồn vinh sánh ngang hàng với châu Âu nếu các nền kinh tế châu Á giải quyết được các thách thức chủ yếu như sự bất bình đẳng, tham nhũng và sự biến đổi khí hậu.
Được Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda công bố ngày 2/8 tại Tokyo (Nhật Bản), bản nghiên cứu có tiêu đề "Châu Á năm 2050: Hiện thực hóa Thế kỷ châu Á" nhận định rằng với xu hướng tăng như hiện nay, châu Á sẽ chiếm một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu vào năm 2050 và khoảng 3 tỷ người sẽ có cuộc sống sung túc với thu nhập xấp xỉ với công dân châu Âu ở thời điểm hiện tại.
Theo ADB, sự thịnh vượng của châu Á sẽ được dẫn dắt bởi bảy nền kinh tế lớn có tổng dân số lên tới 3 tỷ người gồm Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Theo một kịch bản tích cực nhất, vào năm 2050, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)/đầu người tại châu Á sẽ đạt 40.800 USD/năm và GDP của châu Á sẽ đạt mức 174.000 tỷ USD so với mức 17.000 tỷ USD năm 2010. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, các nước tại khu vực cần phải tăng trưởng tăng mạnh mẽ và ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã từng đạt được trong quá khứ.
Nghiên cứu của ADB cho rằng châu Á phát triển sẽ kéo thế giới khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình trạng suy thoái.
Tuy nhiên, ADB cũng nhấn mạnh tới một sự thật rằng ở châu Á, khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới và được coi là công xưởng của thế giới, vẫn là nơi chiếm tới gần 50% số người nghèo khổ của thế giới với thu nhập dưới 1,25 USD/ngày (tương đương 26.000 đồng/ngày).
Chủ tịch Haruhiko Kuroda cảnh báo những thách thức mà châu lục này cần phải vượt qua, đó là các nền kinh tế mới nổi tại khu vực có nguy cơ mắc vào "bẫy thu nhập trung bình," vỡ bong bóng do tăng trưởng quá nhanh hoặc nền sản xuất quá chú trọng tới xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các nước châu Á cũng phải đối mặt với các thách thức lớn khác như gia tăng khoảng cách phát triển giữa các nước, tình trạng quản lý yếu kém, nạn tham nhũng tại nhiều nước...
ADB còn chỉ ra rằng để đạt được tăng trưởng bền vững, các nước châu Á cần giảm đói nghèo, tập trung vào lĩnh vực giáo dục, tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội, sáng tạo và phát triển công nghệ...
Bên cạnh đó, báo cáo nghiên cứu của ADB đã nhận định rằng biến đổi khí hậu là thách thức rất lớn đối với sự phát triển của châu Á khi cho rằng châu lục này có thể sẽ phải hứng chịu nhiều trận bão, lũ và các thảm họa thiên nhiên hơn các châu lục khác.
Theo một kịch bản xấu nhất, châu Á có thể đối mặt với các "cơn bão khủng khiếp" do chính sách kinh tế vĩ mô yếu kém, sự phát triển không kiểm soát được trong lĩnh vực tài chính, xung đột, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, quản lý yếu kém.../.
Được Chủ tịch ADB Haruhiko Kuroda công bố ngày 2/8 tại Tokyo (Nhật Bản), bản nghiên cứu có tiêu đề "Châu Á năm 2050: Hiện thực hóa Thế kỷ châu Á" nhận định rằng với xu hướng tăng như hiện nay, châu Á sẽ chiếm một nửa sản lượng kinh tế toàn cầu vào năm 2050 và khoảng 3 tỷ người sẽ có cuộc sống sung túc với thu nhập xấp xỉ với công dân châu Âu ở thời điểm hiện tại.
Theo ADB, sự thịnh vượng của châu Á sẽ được dẫn dắt bởi bảy nền kinh tế lớn có tổng dân số lên tới 3 tỷ người gồm Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Malaysia.
Theo một kịch bản tích cực nhất, vào năm 2050, tổng sản phẩm quốc nội (GDP)/đầu người tại châu Á sẽ đạt 40.800 USD/năm và GDP của châu Á sẽ đạt mức 174.000 tỷ USD so với mức 17.000 tỷ USD năm 2010. Tuy nhiên, để đạt được kết quả này, các nước tại khu vực cần phải tăng trưởng tăng mạnh mẽ và ổn định như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã từng đạt được trong quá khứ.
Nghiên cứu của ADB cho rằng châu Á phát triển sẽ kéo thế giới khỏi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và tình trạng suy thoái.
Tuy nhiên, ADB cũng nhấn mạnh tới một sự thật rằng ở châu Á, khu vực tăng trưởng mạnh mẽ nhất thế giới và được coi là công xưởng của thế giới, vẫn là nơi chiếm tới gần 50% số người nghèo khổ của thế giới với thu nhập dưới 1,25 USD/ngày (tương đương 26.000 đồng/ngày).
Chủ tịch Haruhiko Kuroda cảnh báo những thách thức mà châu lục này cần phải vượt qua, đó là các nền kinh tế mới nổi tại khu vực có nguy cơ mắc vào "bẫy thu nhập trung bình," vỡ bong bóng do tăng trưởng quá nhanh hoặc nền sản xuất quá chú trọng tới xuất khẩu.
Bên cạnh đó, các nước châu Á cũng phải đối mặt với các thách thức lớn khác như gia tăng khoảng cách phát triển giữa các nước, tình trạng quản lý yếu kém, nạn tham nhũng tại nhiều nước...
ADB còn chỉ ra rằng để đạt được tăng trưởng bền vững, các nước châu Á cần giảm đói nghèo, tập trung vào lĩnh vực giáo dục, tạo sự bình đẳng trong việc tiếp cận các cơ hội, sáng tạo và phát triển công nghệ...
Bên cạnh đó, báo cáo nghiên cứu của ADB đã nhận định rằng biến đổi khí hậu là thách thức rất lớn đối với sự phát triển của châu Á khi cho rằng châu lục này có thể sẽ phải hứng chịu nhiều trận bão, lũ và các thảm họa thiên nhiên hơn các châu lục khác.
Theo một kịch bản xấu nhất, châu Á có thể đối mặt với các "cơn bão khủng khiếp" do chính sách kinh tế vĩ mô yếu kém, sự phát triển không kiểm soát được trong lĩnh vực tài chính, xung đột, biến đổi khí hậu, thảm họa thiên nhiên, quản lý yếu kém.../.
(TTXVN/Vietnam+)