Ngày 16/4, Hội nghị cấp cao về đối tác giữa khu vực công và dân doanh (PPP) khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã kêu gọi các nước trong khu vực tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác giữa hai khu vực kinh tế công và dân doanh để tạo ra các dịch vụ công và hạ tầng xã hội tốt hơn nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực.
Hội nghị do Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) chủ trì tại thủ đô Jakarta của Indonesia.
Tiến sĩ Noeleen Heyzer, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành UNESCAP, nhấn mạnh các nước trong khu vực cần "vượt qua những định kiến cũ" để tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác nhằm tận dụng nguồn vốn, kỹ năng công nghiệp và quản lý, năng lực đào tạo nguồn nhân lực của cả hai khu vực kinh tế này. Đối thoại chính sách giữa khu vực kinh tế công và dân doanh cần được thúc đẩy.
Bà lưu ý rằng động lực tăng trưởng mới của châu Á-Thái Bình Dương dựa trên tăng cường thương mại quốc tế, đặc biệt với các thị trường lớn của châu Á đang nổi lên, cần nguồn vốn đầu tư lớn để tăng năng lực và dịch vụ.
Châu Á cần 750 tỷ USD hàng năm để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ năm 2010-2020 nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và dân số. Thách thức này cần được chia sẻ giữa khu vực kinh tế công và tư không chỉ để tài trợ các dự án mà quan trọng hơn là hạ tầng cơ sở bao gồm đường sá, các công trình công cộng, trường học, bệnh viện.
Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kinh tế xã hội hiệu quả cũng như tăng cường nối kết quốc gia và khu vực có vai trò quan trọng hỗ trợ mạnh mẽ hơn các nước vượt qua khủng hoảng kinh tế và tạo cho các nước vị thế tốt hơn để thúc đẩy tăng trưởng.
Hội nghị PPP đã thu hút trên 1.300 đại biểu gồm các quan chức cao cấp chính phủ các nước châu Á-Thái Bình Dương, các công ty xuyên quốc gia như Intel, GE của Mỹ, Mitsui, Hitachi, Mitsubishi của Nhật Bản cũng như các công ty khác của châu Âu và Hàn Quốc./.
Hội nghị do Ủy ban Liên hợp quốc về Kinh tế xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương (UNESCAP) chủ trì tại thủ đô Jakarta của Indonesia.
Tiến sĩ Noeleen Heyzer, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc và Thư ký chấp hành UNESCAP, nhấn mạnh các nước trong khu vực cần "vượt qua những định kiến cũ" để tăng cường quan hệ hợp tác và đối tác nhằm tận dụng nguồn vốn, kỹ năng công nghiệp và quản lý, năng lực đào tạo nguồn nhân lực của cả hai khu vực kinh tế này. Đối thoại chính sách giữa khu vực kinh tế công và dân doanh cần được thúc đẩy.
Bà lưu ý rằng động lực tăng trưởng mới của châu Á-Thái Bình Dương dựa trên tăng cường thương mại quốc tế, đặc biệt với các thị trường lớn của châu Á đang nổi lên, cần nguồn vốn đầu tư lớn để tăng năng lực và dịch vụ.
Châu Á cần 750 tỷ USD hàng năm để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng từ năm 2010-2020 nhằm đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế và dân số. Thách thức này cần được chia sẻ giữa khu vực kinh tế công và tư không chỉ để tài trợ các dự án mà quan trọng hơn là hạ tầng cơ sở bao gồm đường sá, các công trình công cộng, trường học, bệnh viện.
Cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kinh tế xã hội hiệu quả cũng như tăng cường nối kết quốc gia và khu vực có vai trò quan trọng hỗ trợ mạnh mẽ hơn các nước vượt qua khủng hoảng kinh tế và tạo cho các nước vị thế tốt hơn để thúc đẩy tăng trưởng.
Hội nghị PPP đã thu hút trên 1.300 đại biểu gồm các quan chức cao cấp chính phủ các nước châu Á-Thái Bình Dương, các công ty xuyên quốc gia như Intel, GE của Mỹ, Mitsui, Hitachi, Mitsubishi của Nhật Bản cũng như các công ty khác của châu Âu và Hàn Quốc./.
(TTXVN/Vietnam+)