Với chủ đề chính “Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu,” Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về Đông Á 2010 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh (6-7/6) hy vọng tìm những giải pháp làm thế nào để châu Á nâng cao vai trò trong phát triển toàn cầu.
Nói cụ thể, đó là việc làm sao để khẳng định vai trò lãnh đạo của châu Á trong nền kinh tế thế giới hiện nay và cả trong tương lai.
Động lực phát triển của thế giới: Khẳng định từ trong khủng hoảng
Từ nhiều năm qua, châu Á đã được đánh giá là trụ cột của nền kinh tế thế giới, động lực phát triển của thế giới. Các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN trong đó có Việt Nam... nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Giám đốc khu vực châu Á của WEF, Sushant Rao, cho rằng với sự gia tăng dân số, kéo theo gia tăng thị trường, cùng năng lực sản xuất lương thực rất lớn đảm bảo nuôi sống thế giới trong tương lai, cũng như nền kinh tế tổng thể tăng lên, châu Á thực sự đang là động lực tăng trưởng kinh tế của thế giới.
Frans Muller, Đồng chủ tịch WEF Đông Á 2010, đến từ Tập đoàn METRO (Đức), đề cao vai trò châu Á là thành viên quan trọng của thế giới, không chỉ có các nền kinh tế phát triển nhanh nhất mà chính sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ được nhìn thấy rõ từ sau cuộc khủng hoảng là minh chứng rõ ràng nhất cho “động lực phát triển của thế giới” của châu Á.
“Việt Nam là một ví dụ điển hình của châu Á về sự phục hồi nhanh sau khủng hoảng. Chính phủ Việt Nam đã có bước dịch chuyển, có tầm nhìn mạnh và những chính sách phù hợp để đạt sự tăng trưởng ấn tượng như hiện nay,” đại diện METRO đưa ra nhận xét và khẳng định tập đoàn này sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng như thị trường châu Á bởi sự đầu tư như thời gian vừa qua “vẫn chưa đủ.”
Chia sẻ tại phiên thảo luận “Làm thế nào để châu Á nâng cao vai trò trong phát triển toàn cầu?” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, châu Á đã đứng vững và sớm phục hồi tăng trưởng so với các khu vực khác trên thế giới, thể hiện tính năng động của kinh tế châu Á, khẳng định vai trò cột trụ kinh tế thế giới của châu Á.
Thách thức từ thị trường tài chính
Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có thách thức lớn của thị trường tài chính mà theo ông Naoyuki Shinohara, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đó là việc phải thiết kế tốc độ phù hợp để mở rộng kinh tế vĩ mô.
“Mỗi quốc gia có điều kiện khác nhau, quá trình hồi phục kinh tế riêng, ở mỗi giai đoạn khác nhau nên quy mô, ngân sách chi cũng khác nhau. Chính phủ các nước châu Á không cần phải bổ sung thêm gói kích cầu kinh tế trong giai đoạn hiện nay, nhưng có thể sẽ phải thắt chặt ngân sách,” Phó giám đốc điều hành IMF nhận định, đồng thời dự đoán có thể từ năm sau, một số nước trong khu vực sẽ bắt đầu thắt chặt ngân sách với mức khoảng 1% GDP.
Cũng liên quan đến thị trường tài chính, theo nhiều chuyên gia, châu Á và ASEAN hiện còn phải đối mặt với đòi hỏi cần phải có chuyển đổi mạnh hơn về lĩnh vực tài chính, bằng việc mở cửa các thể chế tài chính của các nước, hướng tới sự hội nhập khu vực của thị trường tài chính.
Phó chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Credit Suisse (Singapore), ông Jose Isidro Camacho cho rằng sự hội nhập của thị trường tài chính, thị trường vốn trong khu vực là một yêu cầu đặt ra cho các nước ASEAN để khắc phục những điểm yếu trong phát triển trước đây.
Thách thức từ biến đổi khí hậu
Là vùng sản xuất lương thực lớn nhất của thế giới, châu Á được đánh giá là nơi dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, một thách thức mang tính toàn cầu khác. Kịch bản nước biến dâng được đề cập, với mối đe dọa nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng tại châu lục này.
Chỉ tính riêng lưu vực Mekong, một trong các vựa lúa lớn của thế giới với hai quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất là Thái Lan và Việt Nam, ước tính sẽ có 40% diện tích của lưu vực bị ngập lụt nếu nước biển dâng thêm 1m.
Biến đổi khí hậu đe dọa an ninh lương thực của mỗi quốc gia và an ninh lương thực toàn cầu. Giám đốc điều hành Bunge Asia (Singapore) Christopher White nhấn mạnh con số 1 tỷ người trên thế giới hiện không được đảm bảo về lương thực. Sự bấp bênh của nguồn lương thực thế giới còn được thể hiện trong giai đoạn 2007-2008 khi giá lương thực tăng vọt, thậm chí nhiều quốc gia còn ngừng xuất khẩu lương thực.
Việt Nam là một trong số các quốc gia châu Á bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Chính phủ Việt Nam rất lưu ý vấn đề này và đã có chương trình, lộ trình thực hiện nhằm đối phó và thích ứng với những thách thức của biến đối khí hậu.
Chương trình bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, lưu ý tất cả các khía cạnh của biến đổi khí hậu, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành và các địa phương trong nước. Đặc biệt vai trò của hợp tác quốc tế, như hợp tác lưu vực Mekong, tiểu vùng hạ lưu Mekong và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, luôn được Chính phủ Việt Nam đặt lên hàng đầu trong thực hiện các chương trình chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Châu Á - Cần một tiếng nói chung
Sức ép các thách thức toàn cầu cùng với việc dễ bị tổn thương trước những thách thức đó thúc đẩy châu Á cần phải có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn và đóng vai trò lãnh đạo lớn hơn trong hợp tác toàn cầu.
Tiềm năng to lớn của thương mại nội khối là lý do châu Á tập trung nhiều sự chú ý vào khu vực. Tuy nhiên, với vị thế ngày càng lớn về kinh tế, châu Á đang không ngừng tìm kiếm vai trò lớn hơn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu
Để nâng cao vai trò của châu Á, theo nhiều học giả, bản thân châu Á cần tăng cường mối liên kết nội khối hơn nữa. Sự liên kết, hội nhập châu Á trên nền tảng của sự đa dạng và khác biệt về giá trị các hệ thống chính trị, tôn giáo và xã hội.
Đồng thời các nước châu Á phải cân bằng được các lợi ích cũng như quan ngại trong khu vực và trách nhiệm ngày càng cân bằng trên trường quốc tế. châu Á cần giải quyết tốt vấn đề chủ nghĩa khu vực ngày càng gia tăng, theo cách tiếp cận về chủ nghĩa khu vực mở rộng, đồng thời cần có tiếng nói chung khi ngồi lại ở các diễn đàn, sự kiện toàn cầu.
Ở cấp độ ASEAN, chuẩn bị tham dự Hội nghị G20 với tư cách Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tại hội nghị lần này mong muốn của Việt Nam và các nước ASEAN là G20 sẽ có những đề xuất cơ cấu lại kinh tế thế giới như thế nào.
Đây là dịp để ASEAN lắng nghe, nghiên cứu cơ chế chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững hơn, xanh hơn, hiệu quả và chất lượng hơn. Đồng thời Hội nghị G20 cũng sẽ là dịp nói lên tiếng nói có trách nhiệm và xây dựng của ASEAN để góp phần vào sự phát triển của kinh tế thế giới.
“Các nước đang phát triển ngày càng có vai trò và vị trí phù hợp hơn đối với phát triển kinh tế thế giới và quản trị tài chính toàn cầu,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói./.
Nói cụ thể, đó là việc làm sao để khẳng định vai trò lãnh đạo của châu Á trong nền kinh tế thế giới hiện nay và cả trong tương lai.
Động lực phát triển của thế giới: Khẳng định từ trong khủng hoảng
Từ nhiều năm qua, châu Á đã được đánh giá là trụ cột của nền kinh tế thế giới, động lực phát triển của thế giới. Các nền kinh tế châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN trong đó có Việt Nam... nằm trong số những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Giám đốc khu vực châu Á của WEF, Sushant Rao, cho rằng với sự gia tăng dân số, kéo theo gia tăng thị trường, cùng năng lực sản xuất lương thực rất lớn đảm bảo nuôi sống thế giới trong tương lai, cũng như nền kinh tế tổng thể tăng lên, châu Á thực sự đang là động lực tăng trưởng kinh tế của thế giới.
Frans Muller, Đồng chủ tịch WEF Đông Á 2010, đến từ Tập đoàn METRO (Đức), đề cao vai trò châu Á là thành viên quan trọng của thế giới, không chỉ có các nền kinh tế phát triển nhanh nhất mà chính sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ được nhìn thấy rõ từ sau cuộc khủng hoảng là minh chứng rõ ràng nhất cho “động lực phát triển của thế giới” của châu Á.
“Việt Nam là một ví dụ điển hình của châu Á về sự phục hồi nhanh sau khủng hoảng. Chính phủ Việt Nam đã có bước dịch chuyển, có tầm nhìn mạnh và những chính sách phù hợp để đạt sự tăng trưởng ấn tượng như hiện nay,” đại diện METRO đưa ra nhận xét và khẳng định tập đoàn này sẽ tiếp tục đầu tư vào thị trường Việt Nam cũng như thị trường châu Á bởi sự đầu tư như thời gian vừa qua “vẫn chưa đủ.”
Chia sẻ tại phiên thảo luận “Làm thế nào để châu Á nâng cao vai trò trong phát triển toàn cầu?” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh trong cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua, châu Á đã đứng vững và sớm phục hồi tăng trưởng so với các khu vực khác trên thế giới, thể hiện tính năng động của kinh tế châu Á, khẳng định vai trò cột trụ kinh tế thế giới của châu Á.
Thách thức từ thị trường tài chính
Việt Nam nói riêng và châu Á nói chung trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có thách thức lớn của thị trường tài chính mà theo ông Naoyuki Shinohara, Phó giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đó là việc phải thiết kế tốc độ phù hợp để mở rộng kinh tế vĩ mô.
“Mỗi quốc gia có điều kiện khác nhau, quá trình hồi phục kinh tế riêng, ở mỗi giai đoạn khác nhau nên quy mô, ngân sách chi cũng khác nhau. Chính phủ các nước châu Á không cần phải bổ sung thêm gói kích cầu kinh tế trong giai đoạn hiện nay, nhưng có thể sẽ phải thắt chặt ngân sách,” Phó giám đốc điều hành IMF nhận định, đồng thời dự đoán có thể từ năm sau, một số nước trong khu vực sẽ bắt đầu thắt chặt ngân sách với mức khoảng 1% GDP.
Cũng liên quan đến thị trường tài chính, theo nhiều chuyên gia, châu Á và ASEAN hiện còn phải đối mặt với đòi hỏi cần phải có chuyển đổi mạnh hơn về lĩnh vực tài chính, bằng việc mở cửa các thể chế tài chính của các nước, hướng tới sự hội nhập khu vực của thị trường tài chính.
Phó chủ tịch khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Credit Suisse (Singapore), ông Jose Isidro Camacho cho rằng sự hội nhập của thị trường tài chính, thị trường vốn trong khu vực là một yêu cầu đặt ra cho các nước ASEAN để khắc phục những điểm yếu trong phát triển trước đây.
Thách thức từ biến đổi khí hậu
Là vùng sản xuất lương thực lớn nhất của thế giới, châu Á được đánh giá là nơi dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, một thách thức mang tính toàn cầu khác. Kịch bản nước biến dâng được đề cập, với mối đe dọa nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng tại châu lục này.
Chỉ tính riêng lưu vực Mekong, một trong các vựa lúa lớn của thế giới với hai quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất là Thái Lan và Việt Nam, ước tính sẽ có 40% diện tích của lưu vực bị ngập lụt nếu nước biển dâng thêm 1m.
Biến đổi khí hậu đe dọa an ninh lương thực của mỗi quốc gia và an ninh lương thực toàn cầu. Giám đốc điều hành Bunge Asia (Singapore) Christopher White nhấn mạnh con số 1 tỷ người trên thế giới hiện không được đảm bảo về lương thực. Sự bấp bênh của nguồn lương thực thế giới còn được thể hiện trong giai đoạn 2007-2008 khi giá lương thực tăng vọt, thậm chí nhiều quốc gia còn ngừng xuất khẩu lương thực.
Việt Nam là một trong số các quốc gia châu Á bị tổn thương nhất của biến đổi khí hậu. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, Chính phủ Việt Nam rất lưu ý vấn đề này và đã có chương trình, lộ trình thực hiện nhằm đối phó và thích ứng với những thách thức của biến đối khí hậu.
Chương trình bao gồm các mục tiêu ngắn hạn, dài hạn, lưu ý tất cả các khía cạnh của biến đổi khí hậu, với sự tham gia của nhiều bộ, ngành và các địa phương trong nước. Đặc biệt vai trò của hợp tác quốc tế, như hợp tác lưu vực Mekong, tiểu vùng hạ lưu Mekong và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, luôn được Chính phủ Việt Nam đặt lên hàng đầu trong thực hiện các chương trình chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.
Châu Á - Cần một tiếng nói chung
Sức ép các thách thức toàn cầu cùng với việc dễ bị tổn thương trước những thách thức đó thúc đẩy châu Á cần phải có cách tiếp cận mạnh mẽ hơn và đóng vai trò lãnh đạo lớn hơn trong hợp tác toàn cầu.
Tiềm năng to lớn của thương mại nội khối là lý do châu Á tập trung nhiều sự chú ý vào khu vực. Tuy nhiên, với vị thế ngày càng lớn về kinh tế, châu Á đang không ngừng tìm kiếm vai trò lớn hơn trong giải quyết các vấn đề toàn cầu
Để nâng cao vai trò của châu Á, theo nhiều học giả, bản thân châu Á cần tăng cường mối liên kết nội khối hơn nữa. Sự liên kết, hội nhập châu Á trên nền tảng của sự đa dạng và khác biệt về giá trị các hệ thống chính trị, tôn giáo và xã hội.
Đồng thời các nước châu Á phải cân bằng được các lợi ích cũng như quan ngại trong khu vực và trách nhiệm ngày càng cân bằng trên trường quốc tế. châu Á cần giải quyết tốt vấn đề chủ nghĩa khu vực ngày càng gia tăng, theo cách tiếp cận về chủ nghĩa khu vực mở rộng, đồng thời cần có tiếng nói chung khi ngồi lại ở các diễn đàn, sự kiện toàn cầu.
Ở cấp độ ASEAN, chuẩn bị tham dự Hội nghị G20 với tư cách Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết tại hội nghị lần này mong muốn của Việt Nam và các nước ASEAN là G20 sẽ có những đề xuất cơ cấu lại kinh tế thế giới như thế nào.
Đây là dịp để ASEAN lắng nghe, nghiên cứu cơ chế chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng phát triển bền vững hơn, xanh hơn, hiệu quả và chất lượng hơn. Đồng thời Hội nghị G20 cũng sẽ là dịp nói lên tiếng nói có trách nhiệm và xây dựng của ASEAN để góp phần vào sự phát triển của kinh tế thế giới.
“Các nước đang phát triển ngày càng có vai trò và vị trí phù hợp hơn đối với phát triển kinh tế thế giới và quản trị tài chính toàn cầu,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói./.
Hoàng Liên Sơn (TTXVN/Vietnam+)