Hàng chục ngàn người đã đổ về Hồ Gươm (Hà Nội), háo hức chờ đợi buổi trình diễn “Đêm Hồ Gươm lung linh,” điểm nhấn quan trọng của ngày khai mạc Đại lễ 1/10.
Gặm bánh mỳ chờ… đêm hội
Ngay từ 17 giờ, dọc theo các tuyến phố chạy quanh bờ hồ, dòng người đã bắt đầu đông dần. Những cô cậu thanh niên tranh thủ chụp ảnh, làm duyên và chọn cho mình một chỗ ngồi hợp lý chờ đến giờ biểu diễn.
Trò chuyện với phóng viên Vietnam+, bà Cao Thị Vui, 57 tuổi ở Yên Sở (Thanh Trì) cho hay, sáng nay bà đến khu vực Hồ Gươm vào lúc 10 giờ.
“Thật tiếc, chương trình khai mạc khi ấy đã hết rồi. Chỉ tức cho cái anh xe bus đi đến chậm nên từ trưa đến giờ tôi mới đi bộ quanh hồ ngắm cảnh mà thôi...,” bà Vui phàn nàn.
Bên cạnh bà Vui là “người bạn đồng hành” mới quen, bà Nguyễn Thị Nga, 60 tuổi ở Hà Đông. Bà Nga cũng đến Hồ Gươm từ 8 giờ 30 và chứng kiến toàn bộ chương trình khai mạc Đại lễ. Sau đó, bà đã tranh thủ ăn trưa rồi đợi đến tối xem chương trình kế tiếp.
Nhà ở phường Ngọc Thụy (Long Biên) nên không phải đi quãng đường khá xa như bà Vui, bà Nga nhưng ông Nguyễn Văn Thủy (70 tuổi) cũng đạp xe đến Hồ Gươm từ rất sớm với mục đích… xí một chỗ ngồi.
Bữa tối của ông Thủy là ổ bánh mỳ và một chai nước suối. Thế nhưng, chiếc ghế đá ông ngồi từ khi ánh chiều còn rọi xuống mặt hồ đến quãng hơn 18 giờ đã phải chia năm xẻ bảy .
Nhìn dòng người đang đông dần, ông Thủy bảo, một tuần nay, chiều nào cũng đạp xe từ nhà ở phường Ngọc Thụy (Long Biên) qua “cầu rồng” để đến với Hồ Gươm. Ngắm nhìn khuôn mặt phố phường được trang hoàng từng ngày, mà sao hôm nay trong ông vẫn cảm thấy mới mẻ đến lạ kỳ.
Tuổi thơ của ông Thủy gắn liền với phố Hàng Bạc, song mấy năm gần đây, ông chuyển sang “bên kia sông Hồng,” tránh xa phố xá ồn ào để an hưởng tuổi già. Ông bảo mình có thể nói cả ngày về Hà Nội mà không biết chán, về những góc phố, nơi đã lưu giữ kỷ niệm của cả đời người.
Toát mồ hôi hột
Cơn mưa rào bất chợt đổ xuống vào lúc 6 giờ 30 phút không làm không khí ở khu vực Hồ Gươm nguội bớt. Trong lúc mưa, hàng ngàn người vẫn tìm cách trú ẩn, che ô đợi đến giờ khai mạc. Rất may, trận mưa nhanh chóng kết thúc.
19 giờ 20, các ngả đường quanh hồ đã kín đặc những người. Lực lượng an ninh đi lại liên tục, để phòng ngừa những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Người thấp, không xem được chương trình, anh Đinh Vũ Hải kiệu cô con gái 6 tuổi lên vai để bé ngắm nhìn. Quê ở mãi Phú Thọ, cả đời quần quật với đồi chè, nương sắn, đây là lần đầu tiên anh Hải đến Hà Nội và cũng chỉ với một mục đích tham dự Đại lễ 1.000 năm.
“Nhà có 6 người, nhưng còn công việc mùa màng dang dở nên ưu tiên tôi và con gái đi xem rồi về kể lại,” anh Hải nói.
Đi tàu từ Việt Trì xuống Hà Nội từ tối 30/9, ở nhờ nhà người quen tại quận Cầu Giấy, đi đến đâu cũng khá lạ lẫm nên lúc nào anh Hải cũng kè kè cái điện thoại. Anh bảo, đông như thế này thì sẽ lạc mất người nhà dẫn đường. Và ở trong tình huống ấy, anh sẽ điện thoại để tìm người nhà khi đêm hội kết thúc.
Không phải vất vả đường xa như anh Hải, chị Hương, nhà trên phố Quán Sứ tâm sự, phố phường Hà Nội chị thuộc lòng như bàn tay, nhưng tối nay chị cũng háo hức đưa cu Tí nhà chị đi ngắm hồ Gươm.
Suốt cả ngày hôm nay, cu Tí nhà chị cứ léo nhéo đòi mẹ đèo đi chơi nhưng chị Hương còn công việc bận, không thể chiều con nên phải dành buổi tối dẫn bé đi chơi. Đường thì đông, cu Tí thì nhỏ nên chị Hương cứ phải che chắn cho con trước làn sóng người dồn dập. Trời mùa thu se lạnh, nhưng những giọt mồ hôi nhỏ giọt trên khuôn mặt trái xoan của chị.
Nói với anh phóng viên cũng đang toát mồ hôi hột, chị Hương bảo dù cho cu Tí nhà chị không đòi đi chơi thì chị cũng đi xem 1 mình bởi chồng đi công tác xa nhà. May mắn, chỉ xoay một lúc là chị Hương đã có một chỗ đứng hợp lý cho cả 2 mẹ con ở khu vực xem chương trình biểu diễn áo dài.
“Chật thế này thì khó mà len đến hết các chương trình, nhưng được chỗ ngồi này cũng đã là vui lắm rồi,” chị Hương cười, nói.
Tới 19 giờ 45, khi mà “Đêm Hồ Gươm lung linh” chỉ còn 15 phút nữa là khai mạc, tại một số điểm như bắn pháo hoa, tượng đài Lý Thái Tổ, khu vực trình diễn áo dài... đã chật ních. Trong khi đó, dòng người vẫn đang tiếp tục kéo về Hồ Gươm ngày một đông.../.
Gặm bánh mỳ chờ… đêm hội
Ngay từ 17 giờ, dọc theo các tuyến phố chạy quanh bờ hồ, dòng người đã bắt đầu đông dần. Những cô cậu thanh niên tranh thủ chụp ảnh, làm duyên và chọn cho mình một chỗ ngồi hợp lý chờ đến giờ biểu diễn.
Trò chuyện với phóng viên Vietnam+, bà Cao Thị Vui, 57 tuổi ở Yên Sở (Thanh Trì) cho hay, sáng nay bà đến khu vực Hồ Gươm vào lúc 10 giờ.
“Thật tiếc, chương trình khai mạc khi ấy đã hết rồi. Chỉ tức cho cái anh xe bus đi đến chậm nên từ trưa đến giờ tôi mới đi bộ quanh hồ ngắm cảnh mà thôi...,” bà Vui phàn nàn.
Bên cạnh bà Vui là “người bạn đồng hành” mới quen, bà Nguyễn Thị Nga, 60 tuổi ở Hà Đông. Bà Nga cũng đến Hồ Gươm từ 8 giờ 30 và chứng kiến toàn bộ chương trình khai mạc Đại lễ. Sau đó, bà đã tranh thủ ăn trưa rồi đợi đến tối xem chương trình kế tiếp.
Nhà ở phường Ngọc Thụy (Long Biên) nên không phải đi quãng đường khá xa như bà Vui, bà Nga nhưng ông Nguyễn Văn Thủy (70 tuổi) cũng đạp xe đến Hồ Gươm từ rất sớm với mục đích… xí một chỗ ngồi.
Bữa tối của ông Thủy là ổ bánh mỳ và một chai nước suối. Thế nhưng, chiếc ghế đá ông ngồi từ khi ánh chiều còn rọi xuống mặt hồ đến quãng hơn 18 giờ đã phải chia năm xẻ bảy .
Nhìn dòng người đang đông dần, ông Thủy bảo, một tuần nay, chiều nào cũng đạp xe từ nhà ở phường Ngọc Thụy (Long Biên) qua “cầu rồng” để đến với Hồ Gươm. Ngắm nhìn khuôn mặt phố phường được trang hoàng từng ngày, mà sao hôm nay trong ông vẫn cảm thấy mới mẻ đến lạ kỳ.
Tuổi thơ của ông Thủy gắn liền với phố Hàng Bạc, song mấy năm gần đây, ông chuyển sang “bên kia sông Hồng,” tránh xa phố xá ồn ào để an hưởng tuổi già. Ông bảo mình có thể nói cả ngày về Hà Nội mà không biết chán, về những góc phố, nơi đã lưu giữ kỷ niệm của cả đời người.
Toát mồ hôi hột
Cơn mưa rào bất chợt đổ xuống vào lúc 6 giờ 30 phút không làm không khí ở khu vực Hồ Gươm nguội bớt. Trong lúc mưa, hàng ngàn người vẫn tìm cách trú ẩn, che ô đợi đến giờ khai mạc. Rất may, trận mưa nhanh chóng kết thúc.
19 giờ 20, các ngả đường quanh hồ đã kín đặc những người. Lực lượng an ninh đi lại liên tục, để phòng ngừa những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Người thấp, không xem được chương trình, anh Đinh Vũ Hải kiệu cô con gái 6 tuổi lên vai để bé ngắm nhìn. Quê ở mãi Phú Thọ, cả đời quần quật với đồi chè, nương sắn, đây là lần đầu tiên anh Hải đến Hà Nội và cũng chỉ với một mục đích tham dự Đại lễ 1.000 năm.
“Nhà có 6 người, nhưng còn công việc mùa màng dang dở nên ưu tiên tôi và con gái đi xem rồi về kể lại,” anh Hải nói.
Đi tàu từ Việt Trì xuống Hà Nội từ tối 30/9, ở nhờ nhà người quen tại quận Cầu Giấy, đi đến đâu cũng khá lạ lẫm nên lúc nào anh Hải cũng kè kè cái điện thoại. Anh bảo, đông như thế này thì sẽ lạc mất người nhà dẫn đường. Và ở trong tình huống ấy, anh sẽ điện thoại để tìm người nhà khi đêm hội kết thúc.
Không phải vất vả đường xa như anh Hải, chị Hương, nhà trên phố Quán Sứ tâm sự, phố phường Hà Nội chị thuộc lòng như bàn tay, nhưng tối nay chị cũng háo hức đưa cu Tí nhà chị đi ngắm hồ Gươm.
Suốt cả ngày hôm nay, cu Tí nhà chị cứ léo nhéo đòi mẹ đèo đi chơi nhưng chị Hương còn công việc bận, không thể chiều con nên phải dành buổi tối dẫn bé đi chơi. Đường thì đông, cu Tí thì nhỏ nên chị Hương cứ phải che chắn cho con trước làn sóng người dồn dập. Trời mùa thu se lạnh, nhưng những giọt mồ hôi nhỏ giọt trên khuôn mặt trái xoan của chị.
Nói với anh phóng viên cũng đang toát mồ hôi hột, chị Hương bảo dù cho cu Tí nhà chị không đòi đi chơi thì chị cũng đi xem 1 mình bởi chồng đi công tác xa nhà. May mắn, chỉ xoay một lúc là chị Hương đã có một chỗ đứng hợp lý cho cả 2 mẹ con ở khu vực xem chương trình biểu diễn áo dài.
“Chật thế này thì khó mà len đến hết các chương trình, nhưng được chỗ ngồi này cũng đã là vui lắm rồi,” chị Hương cười, nói.
Tới 19 giờ 45, khi mà “Đêm Hồ Gươm lung linh” chỉ còn 15 phút nữa là khai mạc, tại một số điểm như bắn pháo hoa, tượng đài Lý Thái Tổ, khu vực trình diễn áo dài... đã chật ních. Trong khi đó, dòng người vẫn đang tiếp tục kéo về Hồ Gươm ngày một đông.../.
Trung Hiền, Minh Thúy (Vietnam+)