Ngày 10/10, theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường trực thuộc sở này vừa tiến hành lấy mẫu nước mặt ở gần 100 điểm, tại 29 sông, suối trên địa bàn tỉnh để kiểm tra chất lượng nước mặt.
Kết quả cho thấy chất lượng nước mặt tại các sông suối cơ bản đáp ứng được yêu cầu cấp nước sinh hoạt hoặc tưới tiêu, thủy lợi. Tuy nhiên, cá biệt cũng còn ở một số đoạn sông, suối chất lượng nước chưa đạt, nhưng so với năm 2011 thì chất lượng nước năm nay khá hơn.
Theo kết quả của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường thì tình trạng ô nhiễm còn tương đối cao ở một số đoạn trên sông Đồng Nai.
Đặc biệt, vị trí gần cống thải Tân Mai, hàm lượng vi khuẩn gây bệnh E.Coli vượt quy chuẩn cho phép từ 30 đến 86 lần, hàm lượng vi khuẩn gây bệnh coliform vượt quy chuẩn cho phép từ 3 đến 9,2 lần.
Khu vực gần cầu Đồng Nai, hàm lượng vi khuẩn gây bệnh E.Coli vượt quy chuẩn cho phép từ 76 đến 150 lần, hàm lượng vi khuẩn gây bệnh Coliform vượt quy chuẩn cho phép từ 3 đến 9,2 lần. Tại khu vực sông Thị Vải, tốc độ xâm nhập mặn có xu thế ăn sâu vào đất liền.
Ngoài ra, Trung tâm Quan trắc môi trường còn lấy mẫu để quan trắc động thái nước dưới đất tại 3 khu vực là thị xã Long Khánh, huyện Định Quán và Nhơn Trạch. Qua kiểm tra, chất lượng nước ngầm tại các khu vực quan trắc đều tốt hơn so với cùng kỳ năm 2011.
Riêng tại 3 công trình quan trắc thuộc khu vực thị xã Long Khánh còn bị nhiễm nhẹ NH4, Coliform. Đồng thời, một số sông, suối nước mặt bị ô nhiễm nặng, cần có biện pháp xử lý trong tương lai như: suối Săn Máu, suối Linh, suối Chùa, suối Siệp (thành phố Biên Hòa), rạch Bà Chèo, suối Nước Trong (huyện Long Thành), sông Buông (đoạn qua Khu du lịch Giang Điền, huyện Trảng Bom), sông Đồng Môn (huyện Nhơn Trạch), suối Rạch Đông (xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu)…
Cũng theo Sở Tài nguyên và môi trường, từ đầu năm đến nay, sở này đã tăng cường thanh tra đột xuất công tác xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp và doanh nghiệp có nguồn thải lớn. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ về bảo vệ môi trường hàng năm, tập trung vào các khu vực trọng điểm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phế liệu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón...Phát hiện xử lý nghiêm, các sai phạm, công khai thông tin kết quả xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và cùng tham gia giám sát.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 23/23 khu công nghiệp đi vào hoạt động đều đã tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, 21 khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn 2 khu công nghiệp là Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) và Ông Kèo (huyện Nhơn Trạch) đang xây dựng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2012.
Ngoài ra, 3 khu công nghiệp chưa có dự án đi vào hoạt động cũng đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung là Long Khánh, Dầu Giây và Giang Điền. Trong 23 khu công nghiệp đang hoạt động có 8 khu công nghiệp đã lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải và 8 khu công nghiệp lắp đặt thiết bị quan trắc tự động./.
Kết quả cho thấy chất lượng nước mặt tại các sông suối cơ bản đáp ứng được yêu cầu cấp nước sinh hoạt hoặc tưới tiêu, thủy lợi. Tuy nhiên, cá biệt cũng còn ở một số đoạn sông, suối chất lượng nước chưa đạt, nhưng so với năm 2011 thì chất lượng nước năm nay khá hơn.
Theo kết quả của Trung tâm Quan trắc và kỹ thuật môi trường thì tình trạng ô nhiễm còn tương đối cao ở một số đoạn trên sông Đồng Nai.
Đặc biệt, vị trí gần cống thải Tân Mai, hàm lượng vi khuẩn gây bệnh E.Coli vượt quy chuẩn cho phép từ 30 đến 86 lần, hàm lượng vi khuẩn gây bệnh coliform vượt quy chuẩn cho phép từ 3 đến 9,2 lần.
Khu vực gần cầu Đồng Nai, hàm lượng vi khuẩn gây bệnh E.Coli vượt quy chuẩn cho phép từ 76 đến 150 lần, hàm lượng vi khuẩn gây bệnh Coliform vượt quy chuẩn cho phép từ 3 đến 9,2 lần. Tại khu vực sông Thị Vải, tốc độ xâm nhập mặn có xu thế ăn sâu vào đất liền.
Ngoài ra, Trung tâm Quan trắc môi trường còn lấy mẫu để quan trắc động thái nước dưới đất tại 3 khu vực là thị xã Long Khánh, huyện Định Quán và Nhơn Trạch. Qua kiểm tra, chất lượng nước ngầm tại các khu vực quan trắc đều tốt hơn so với cùng kỳ năm 2011.
Riêng tại 3 công trình quan trắc thuộc khu vực thị xã Long Khánh còn bị nhiễm nhẹ NH4, Coliform. Đồng thời, một số sông, suối nước mặt bị ô nhiễm nặng, cần có biện pháp xử lý trong tương lai như: suối Săn Máu, suối Linh, suối Chùa, suối Siệp (thành phố Biên Hòa), rạch Bà Chèo, suối Nước Trong (huyện Long Thành), sông Buông (đoạn qua Khu du lịch Giang Điền, huyện Trảng Bom), sông Đồng Môn (huyện Nhơn Trạch), suối Rạch Đông (xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu)…
Cũng theo Sở Tài nguyên và môi trường, từ đầu năm đến nay, sở này đã tăng cường thanh tra đột xuất công tác xử lý nước thải, quản lý chất thải rắn tại các khu công nghiệp và doanh nghiệp có nguồn thải lớn. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ về bảo vệ môi trường hàng năm, tập trung vào các khu vực trọng điểm, các hoạt động sản xuất, kinh doanh phế liệu, sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón...Phát hiện xử lý nghiêm, các sai phạm, công khai thông tin kết quả xử lý trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân biết và cùng tham gia giám sát.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 23/23 khu công nghiệp đi vào hoạt động đều đã tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung. Trong đó, 21 khu công nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung, còn 2 khu công nghiệp là Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) và Ông Kèo (huyện Nhơn Trạch) đang xây dựng, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2012.
Ngoài ra, 3 khu công nghiệp chưa có dự án đi vào hoạt động cũng đang tiến hành xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung là Long Khánh, Dầu Giây và Giang Điền. Trong 23 khu công nghiệp đang hoạt động có 8 khu công nghiệp đã lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải và 8 khu công nghiệp lắp đặt thiết bị quan trắc tự động./.
Lê Hiền (TTXVN)