Chiều 30/7, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Ban Bảo vệ người tiêu dùng - Cục Quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) đã phối hợp với Viện Dinh dưỡng Quốc gia và Công ty Truyền thông Thời gian Việt tổ chức Hội thảo “Mì ăn liền với cuộc sống tiêu dùng hiện đại” nhằm giúp người tiêu dùng nhận biết về những tác hại của mì ăn liền kém chất lượng và có sự cân bằng khi sử dụng sản phẩm này để bảo đảm sức khỏe.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, đây là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp với thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột, nhiều muối nhưng ít chất xơ. Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) và rất có thể là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh mãn tính.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, hiện tại nhiều sản phẩm mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên, rán nên khi ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị oxy hóa. Do vậy, nếu dầu được dùng chiên đi chiên lại nhiều lần làm gia tăng các chất béo dạng Trans fat.
Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Vì thế, tại nước ngoài trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng. Ngoài ra, trong gói gia vị chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng nhưng gây ra cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, mức tiêu thụ mì ăn liền hiện nay khoảng 1-3 gói/người/tuần và mặt hàng này có thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn với đa dạng mẫu mã và chủng loại.
Mặc dù tại các nước trên thế giới và thị trường Việt Nam cũng xuất hiện những sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất mì không chiên qua dầu, giảm lượng chất béo và axit béo bão hòa nhưng những sản phẩm này chưa nhiều nên người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều lựa chọn. Do đó, các nhà sản xuất mì ăn liền cần thông tin đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác để người tiêu dùng nhận biết.
Mặt khác, người tiêu dùng cũng cần có kiến thức khi chọn những sản phẩm uy tín có chất lượng và cân bằng giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền bằng cách ăn kèm với các loại thức ăn chứa đạm, rau xanh để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt không ăn quá 3g chất béo dạng Trans fat/ngày./.
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, đây là thức ăn rẻ và tiện lợi trong đời sống công nghiệp với thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa, chất bột, nhiều muối nhưng ít chất xơ. Đáng chú ý, mì ăn liền có thành phần chất béo (Shotrerning) từ 15-20%, chủ yếu là dạng axit béo no (axit béo bão hòa) là loại chất béo khó tiêu hóa. Ngoài ra, mì ăn liền còn có chất béo dạng trans (Trans fat) và rất có thể là một trong những nguyên nhân làm gia tăng các bệnh mãn tính.
Theo phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, hiện tại nhiều sản phẩm mì ăn liền ở Việt Nam được sản xuất theo công nghệ chiên, rán nên khi ở nhiệt độ cao, dầu dễ bị oxy hóa. Do vậy, nếu dầu được dùng chiên đi chiên lại nhiều lần làm gia tăng các chất béo dạng Trans fat.
Khi sử dụng mì ăn liền có chất béo dạng Trans sẽ gây tăng mức cholesterol xấu trong máu, dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch. Vì thế, tại nước ngoài trên nhãn sản phẩm mì ăn liền đều ghi rất đầy đủ thành phần dinh dưỡng và axit béo bão hòa, axit béo dạng Trans, nếu trên nhãn ghi Trans fat (0-2 gam) người tiêu dùng sẽ yên tâm sử dụng. Ngoài ra, trong gói gia vị chứa nhiều chất phụ gia có tác dụng làm ngon miệng nhưng gây ra cay nóng, gây bất lợi cho người cao huyết áp hoặc có thân nhiệt cao.
Tại hội thảo, các chuyên gia cho rằng, mức tiêu thụ mì ăn liền hiện nay khoảng 1-3 gói/người/tuần và mặt hàng này có thị trường tiêu thụ vô cùng rộng lớn với đa dạng mẫu mã và chủng loại.
Mặc dù tại các nước trên thế giới và thị trường Việt Nam cũng xuất hiện những sản phẩm áp dụng công nghệ tiên tiến sản xuất mì không chiên qua dầu, giảm lượng chất béo và axit béo bão hòa nhưng những sản phẩm này chưa nhiều nên người tiêu dùng vẫn chưa có nhiều lựa chọn. Do đó, các nhà sản xuất mì ăn liền cần thông tin đầy đủ các thành phần dinh dưỡng trên nhãn mác để người tiêu dùng nhận biết.
Mặt khác, người tiêu dùng cũng cần có kiến thức khi chọn những sản phẩm uy tín có chất lượng và cân bằng giá trị dinh dưỡng của mì ăn liền bằng cách ăn kèm với các loại thức ăn chứa đạm, rau xanh để đảm bảo sức khỏe, đặc biệt không ăn quá 3g chất béo dạng Trans fat/ngày./.
Việt Âu (TTXVN)