Ngày 15/6, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận nguyên tắc việc sáp nhập Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội (SHB).
Việc chấp thuận nguyên tắc này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình ký phê duyệt tại văn bản số 3651/NHNN-TTGSNH. Việc sáp nhập Habubank vào SHB căn cứ theo Đề án sáp nhập đã được SHB trình lên Ngân hàng Nhà nước kèm theo Công văn số 110/HĐQT ngày 12/6/2012.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội và Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận sáp nhập.
Trước đó, ngày 28/4, tại đại hội cổ đông của Habubank, trên 85% số cổ đông đồng ý về việc sáp nhập với ngân hàng SHB. Phương án sáp nhập với SHB được đánh giá sẽ là lối thoát an toàn cho Habubank. Một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhận định: Quyết định sáp nhập này là một lựa chọn tối ưu để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nói riêng và các nhà đầu tư nói chung tại Habubank, phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng tự nguyện hợp nhất, sáp nhập với nhau. Đây là giải pháp hiệu quả để giảm bớt số lượng các tổ chức tín dụng yếu kém, từng bước hình thành một hệ thống tổ chức tín dụng đa năng, hiện đại, an toàn, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh lớn hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.
Với những trường hợp sáp nhập, trong đó có SHB và HBB, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt là quyền lợi của người gửi tiền tại từng tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập. Để đảm bảo tính ổn định của hệ thống và quyền lợi của khách hàng, việc sáp nhập, cơ cấu lại những ngân hàng yếu kém sẽ diễn ra thận trọng, không vội vàng./.
Việc chấp thuận nguyên tắc này được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình ký phê duyệt tại văn bản số 3651/NHNN-TTGSNH. Việc sáp nhập Habubank vào SHB căn cứ theo Đề án sáp nhập đã được SHB trình lên Ngân hàng Nhà nước kèm theo Công văn số 110/HĐQT ngày 12/6/2012.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội và Ngân hàng thương mại cổ phần Nhà Hà Nội có trách nhiệm hoàn tất hồ sơ theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 của Ngân hàng Nhà nước quy định việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại tổ chức tín dụng, trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét chấp thuận sáp nhập.
Trước đó, ngày 28/4, tại đại hội cổ đông của Habubank, trên 85% số cổ đông đồng ý về việc sáp nhập với ngân hàng SHB. Phương án sáp nhập với SHB được đánh giá sẽ là lối thoát an toàn cho Habubank. Một số chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng nhận định: Quyết định sáp nhập này là một lựa chọn tối ưu để bảo vệ quyền lợi của các cổ đông nói riêng và các nhà đầu tư nói chung tại Habubank, phù hợp với mục tiêu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Hiện nay, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước khuyến khích các tổ chức tín dụng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng tự nguyện hợp nhất, sáp nhập với nhau. Đây là giải pháp hiệu quả để giảm bớt số lượng các tổ chức tín dụng yếu kém, từng bước hình thành một hệ thống tổ chức tín dụng đa năng, hiện đại, an toàn, hiệu quả, có khả năng cạnh tranh lớn hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế.
Với những trường hợp sáp nhập, trong đó có SHB và HBB, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng phải đảm bảo không ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng, đặc biệt là quyền lợi của người gửi tiền tại từng tổ chức tín dụng tham gia sáp nhập. Để đảm bảo tính ổn định của hệ thống và quyền lợi của khách hàng, việc sáp nhập, cơ cấu lại những ngân hàng yếu kém sẽ diễn ra thận trọng, không vội vàng./.
Thu Hằng (TTXVN)