Đã 12 năm kể từ ngày “đàn anh” Lương Thế Huỳnh (xã Kim Trung, huyện Hưng Hà) là thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội thì nay xã nghèo ấy, đâu đâu cũng nhắc đến “người kế nhiệm” của thủ khoa Huỳnh năm xưa.
Đó là em Lưu Thế Anh tân thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2012 với điểm số thuyết phục 28,5 điểm. Với em, thành tích có được hôm nay là mồ hôi, nước mắt của mẹ. Danh hiệu thủ khoa cũng là món quà ý nghĩa nhất Thế Anh tặng cho người mẹ tần tảo ấy.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh éo le, không biết mặt cha. Tuổi thơ trong ký ức của Thế Anh là những định kiến và lời rèm pha của xóm làng về cậu bé không cha. Cơ nghiệp của hai mẹ con vẻn vẹn có một ngôi nhà cấp bốn ba gian loang lổ vết tường bong tróc bởi sự tàn phá của thời gian.
Chị Lưu Thị Tẽo (mẹ em Thế Anh) kể: “Cứ đến mùa mưa là hai mẹ con lại thấp thỏm, lịch kịch xoong chậu hứng nước. Có tấm nilon thì dành che chỗ giường ngủ cho khỏi ướt”.
Chị Tẽo vốn là bộ đội thuộc lữ đoàn 170, vùng 1 hải quân. Trong một lần đang xuất hàng thì cột điện đổ, chị bị điện giật cháy sém một bàn tay, chạy chữa mãi mới qua khỏi. Nhưng cũng sau dạo ấy, cơ thể chị bị suy nhược nhiều.
Năm 1982, chị phục viên và trở về quê hương. Ban đầu chị làm kế toán ở hợp tác xã Kim Trung, sau chuyển sang bán hàng tạp vụ, rồi y tá viên của đội sản xuất. Đến năm 1994 sinh Thế Anh thì nghỉ hẳn công tác ở xã.
Chị Tẽo nhớ lại: “Hồi đó kinh tế khó khăn, lại chỉ có hơn 1 sào ruộng, ăn bữa trưa đã lo bữa tối. Chỉ thương con không được bằng chúng bạn”. Thế Anh lên 3 tuổi, chị gửi con cho bà ngoại chăm sóc để làm phụ hồ. Chị đi miết từ sáng tới tối muộn. 13 năm ròng chị tần tảo cuộc mưu sinh, theo hết tốp thợ này đến tốp thợ khác, mong con được no bụng và học hành đầy đủ.
Nhưng càng ngày sức khỏe càng yếu, chị bị rối loạn tuần hoàn não, viêm đa khớp, chân tay nhiều lúc co cứng, không đi lại được nhiều nên đến năm 2010 chị phải bỏ nghề phụ hồ. Trong cái khốn khó ấy, chị Tẽo quyết định chuyển sang chăn nuôi lợn và thuê thêm 5 sào ruộng để cấy, mỗi vụ trả lại cho chủ ruộng 80 kg thóc. Hai mẹ con nương vào nhau mà sống qua ngày.
Chị nhớ trưa ngày 30/7, nhận được tin của người anh họ báo Thế Anh đã đỗ thủ khoa Đại học Bách Khoa chị mừng phát khóc. Bao nhiêu năm chị bươn trải một mình nuôi con, nay thấy con đỗ đạt thực sự không có niềm vui nào bằng.
Sớm ý thức được hoàn cảnh gia đình, từ nhỏ Thế Anh đã say mê học tập. Lên cấp 2, em theo học tại trường chuyên Lê Danh Phương của huyện và nhanh chóng khẳng định mình bằng những danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh.
Đến khi lên cấp 3, ban đầu em có ý định thi vào trường chuyên Thái Bình trên thành phố để có điều kiện học tốt nhất. Nhưng từ nhà lên thành phố cũng hơn 20 km, mẹ lại đau yếu liên miên nên em quyết định nộp hồ sơ vào trường trung học phổ thông Bắc Duyên Hà cách nhà chỉ 4km.
Những khó khăn về vật chất và những mặc cảm về tinh thần không cản bước cậu học trò nhỏ. Trong ba năm học trung học phổ thông, em đều xếp loại văn hóa giỏi, điểm tổng kết 3 môn Toán, Lý, Hóa đều ở mức 9,5.
Và kỷ niệm nhớ nhất trong thời cắp sách của em là thắng lợi tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 vừa rồi. Trong tổng số 43 học sinh dự thi, riêng Thế Anh lập “hat-trick” mang vinh quang về cho trường với giải Nhất môn Toán, giải Nhì môn Hóa học và giải Nhì môn Toán - máy tính cầm tay.
Phương pháp học tập của Thế Anh chủ yếu là chịu khó nghe giảng trên lớp, về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và một số bài tập nâng cao ở ngoài. Em thường hệ thống theo các dạng bài cho dễ nhớ, thấy khâu nào mình yếu nhất trong các “mắt xích” của dạng bài đó sẽ tìm hiểu cho cặn kẽ.
Niềm đam mê công nghệ đến với Thế Anh bắt đầu từ những giờ Tin học trên lớp. Những phép lập trình luôn làm em thấy tò mò và hứng thú. Chính vì thế, em đã quyết định chọn ngành công nghệ thông tin của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Thế Anh chia sẻ về những “dự án” của tương lai: “Em muốn thiết kế các phần mềm ứng dụng phục vụ trực tiếp cho đời sống, giảm thời gian và công sức cho con người. Hiện tại những ý tưởng của em vẫn còn trong “trứng nước” nhưng em sẽ tiếp tục nuôi dưỡng nó. Hy vọng ở môi trường Đại học, em sẽ có điều kiện để thực hiện”.
Thầy Lưu Văn Lượng, giáo viên chủ nhiệm của em Thế Anh luôn tự hào về cậu học trò “cưng”. Thầy tâm sự: Thế Anh là học sinh ngoan, giỏi. Nếu có điều kiện thuận lợi, tôi tin em sẽ có nhiều sáng tạo và bứt phá. Điều đáng quý nữa ở em còn là tinh thần ham học hỏi và trí nhớ tuyệt vời.
Nhiều học sinh theo khối tự nhiên sẽ có tư tưởng chểnh mảng các môn xã hội, nhưng với Thế Anh đọc sách dã sử, truyện về cuộc đời các vĩ nhân và tiểu thuyết là một niềm đam mê. Những cuốn Đông Chu Liệt Quốc hay Tam Quốc em đã đọc và gần như thuộc làu.
Để thỏa mãn cơn “khát sách” của mình, em thường mượn lại của anh chị, bạn bè, thầy cô về đọc. Chia sẻ về sở thích này, Thế Anh cười hiền: “Em thích nhất và cũng khâm phục nhất nhân vật Napoleon vì ý chí và nghị lực của ông”.
Lớn lên trong tình yêu thương, sự đùm bọc của mẹ, chứng kiến những cơn đau bệnh tật và tinh thần giày vò thân xác mẹ, cậu học trò nhỏ Thế Anh chỉ mong một điều sau này được chăm sóc mẹ trong điều kiện tốt nhất.
Với em, cuộc đời mẹ đã quá khổ rồi, và bảng thành tích thủ khoa hôm nay em dành tặng mẹ. Mong rằng cánh cổng trường Đại học rộng mở là cơ hội để em thực hiện những hoài bão của mình và đền đáp công ơn của mẹ./.
Đó là em Lưu Thế Anh tân thủ khoa Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2012 với điểm số thuyết phục 28,5 điểm. Với em, thành tích có được hôm nay là mồ hôi, nước mắt của mẹ. Danh hiệu thủ khoa cũng là món quà ý nghĩa nhất Thế Anh tặng cho người mẹ tần tảo ấy.
Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh éo le, không biết mặt cha. Tuổi thơ trong ký ức của Thế Anh là những định kiến và lời rèm pha của xóm làng về cậu bé không cha. Cơ nghiệp của hai mẹ con vẻn vẹn có một ngôi nhà cấp bốn ba gian loang lổ vết tường bong tróc bởi sự tàn phá của thời gian.
Chị Lưu Thị Tẽo (mẹ em Thế Anh) kể: “Cứ đến mùa mưa là hai mẹ con lại thấp thỏm, lịch kịch xoong chậu hứng nước. Có tấm nilon thì dành che chỗ giường ngủ cho khỏi ướt”.
Chị Tẽo vốn là bộ đội thuộc lữ đoàn 170, vùng 1 hải quân. Trong một lần đang xuất hàng thì cột điện đổ, chị bị điện giật cháy sém một bàn tay, chạy chữa mãi mới qua khỏi. Nhưng cũng sau dạo ấy, cơ thể chị bị suy nhược nhiều.
Năm 1982, chị phục viên và trở về quê hương. Ban đầu chị làm kế toán ở hợp tác xã Kim Trung, sau chuyển sang bán hàng tạp vụ, rồi y tá viên của đội sản xuất. Đến năm 1994 sinh Thế Anh thì nghỉ hẳn công tác ở xã.
Chị Tẽo nhớ lại: “Hồi đó kinh tế khó khăn, lại chỉ có hơn 1 sào ruộng, ăn bữa trưa đã lo bữa tối. Chỉ thương con không được bằng chúng bạn”. Thế Anh lên 3 tuổi, chị gửi con cho bà ngoại chăm sóc để làm phụ hồ. Chị đi miết từ sáng tới tối muộn. 13 năm ròng chị tần tảo cuộc mưu sinh, theo hết tốp thợ này đến tốp thợ khác, mong con được no bụng và học hành đầy đủ.
Nhưng càng ngày sức khỏe càng yếu, chị bị rối loạn tuần hoàn não, viêm đa khớp, chân tay nhiều lúc co cứng, không đi lại được nhiều nên đến năm 2010 chị phải bỏ nghề phụ hồ. Trong cái khốn khó ấy, chị Tẽo quyết định chuyển sang chăn nuôi lợn và thuê thêm 5 sào ruộng để cấy, mỗi vụ trả lại cho chủ ruộng 80 kg thóc. Hai mẹ con nương vào nhau mà sống qua ngày.
Chị nhớ trưa ngày 30/7, nhận được tin của người anh họ báo Thế Anh đã đỗ thủ khoa Đại học Bách Khoa chị mừng phát khóc. Bao nhiêu năm chị bươn trải một mình nuôi con, nay thấy con đỗ đạt thực sự không có niềm vui nào bằng.
Sớm ý thức được hoàn cảnh gia đình, từ nhỏ Thế Anh đã say mê học tập. Lên cấp 2, em theo học tại trường chuyên Lê Danh Phương của huyện và nhanh chóng khẳng định mình bằng những danh hiệu học sinh giỏi cấp tỉnh.
Đến khi lên cấp 3, ban đầu em có ý định thi vào trường chuyên Thái Bình trên thành phố để có điều kiện học tốt nhất. Nhưng từ nhà lên thành phố cũng hơn 20 km, mẹ lại đau yếu liên miên nên em quyết định nộp hồ sơ vào trường trung học phổ thông Bắc Duyên Hà cách nhà chỉ 4km.
Những khó khăn về vật chất và những mặc cảm về tinh thần không cản bước cậu học trò nhỏ. Trong ba năm học trung học phổ thông, em đều xếp loại văn hóa giỏi, điểm tổng kết 3 môn Toán, Lý, Hóa đều ở mức 9,5.
Và kỷ niệm nhớ nhất trong thời cắp sách của em là thắng lợi tại kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 vừa rồi. Trong tổng số 43 học sinh dự thi, riêng Thế Anh lập “hat-trick” mang vinh quang về cho trường với giải Nhất môn Toán, giải Nhì môn Hóa học và giải Nhì môn Toán - máy tính cầm tay.
Phương pháp học tập của Thế Anh chủ yếu là chịu khó nghe giảng trên lớp, về nhà làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa và một số bài tập nâng cao ở ngoài. Em thường hệ thống theo các dạng bài cho dễ nhớ, thấy khâu nào mình yếu nhất trong các “mắt xích” của dạng bài đó sẽ tìm hiểu cho cặn kẽ.
Niềm đam mê công nghệ đến với Thế Anh bắt đầu từ những giờ Tin học trên lớp. Những phép lập trình luôn làm em thấy tò mò và hứng thú. Chính vì thế, em đã quyết định chọn ngành công nghệ thông tin của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Thế Anh chia sẻ về những “dự án” của tương lai: “Em muốn thiết kế các phần mềm ứng dụng phục vụ trực tiếp cho đời sống, giảm thời gian và công sức cho con người. Hiện tại những ý tưởng của em vẫn còn trong “trứng nước” nhưng em sẽ tiếp tục nuôi dưỡng nó. Hy vọng ở môi trường Đại học, em sẽ có điều kiện để thực hiện”.
Thầy Lưu Văn Lượng, giáo viên chủ nhiệm của em Thế Anh luôn tự hào về cậu học trò “cưng”. Thầy tâm sự: Thế Anh là học sinh ngoan, giỏi. Nếu có điều kiện thuận lợi, tôi tin em sẽ có nhiều sáng tạo và bứt phá. Điều đáng quý nữa ở em còn là tinh thần ham học hỏi và trí nhớ tuyệt vời.
Nhiều học sinh theo khối tự nhiên sẽ có tư tưởng chểnh mảng các môn xã hội, nhưng với Thế Anh đọc sách dã sử, truyện về cuộc đời các vĩ nhân và tiểu thuyết là một niềm đam mê. Những cuốn Đông Chu Liệt Quốc hay Tam Quốc em đã đọc và gần như thuộc làu.
Để thỏa mãn cơn “khát sách” của mình, em thường mượn lại của anh chị, bạn bè, thầy cô về đọc. Chia sẻ về sở thích này, Thế Anh cười hiền: “Em thích nhất và cũng khâm phục nhất nhân vật Napoleon vì ý chí và nghị lực của ông”.
Lớn lên trong tình yêu thương, sự đùm bọc của mẹ, chứng kiến những cơn đau bệnh tật và tinh thần giày vò thân xác mẹ, cậu học trò nhỏ Thế Anh chỉ mong một điều sau này được chăm sóc mẹ trong điều kiện tốt nhất.
Với em, cuộc đời mẹ đã quá khổ rồi, và bảng thành tích thủ khoa hôm nay em dành tặng mẹ. Mong rằng cánh cổng trường Đại học rộng mở là cơ hội để em thực hiện những hoài bão của mình và đền đáp công ơn của mẹ./.
Thu Hoài (TTXVN)