Ngày 17/8, buổi giao lưu chuyên ngành với chủ đề Chẩn đoán và theo dõi các rối loạn đi tiểu bằng phương pháp đo niệu động lực học, do Hội Niệu-Thận học Thành phố Hồ Chí Minh và Bệnh viện FV tổ chức đã thu hút hơn 60 bác sĩ chuyên ngành niệu và phụ khoa tham dự.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn, Trưởng khoa Niệu động lực học đến từ Bệnh viện CMUDD Grenoble (Pháp) đã thuyết trình về phương pháp chẩn đoán các triệu chứng bệnh thuộc hệ thống tiết niệu dưới ở trẻ em lẫn người lớn bằng phương pháp đo niệu động lực học.
Bệnh són tiểu là một bệnh rối loạn đi tiểu khá phổ biến ở nữ giới, chiếm khoảng 40%, do nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của việc mang thai, sinh nở hoặc nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh khiến sàn chậu suy yếu; bệnh Parkinson hoặc liệt nửa người ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang… Bệnh gặp ở cả nam giới và gây viêm nhiễm đường sinh dục do luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Tuy là bệnh “khó nói,” dễ gây mặc cảm cho bệnh nhân, nhưng són tiểu rất dễ chữa nếu được chẩn đoán chính xác. Tùy vào tình trạng bệnh, bạn có thể khắc phục bằng cách tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc, chích thuốc vào bàng quang hoặc thực hiện phẫu thuật TOT.
Đây là một phương pháp hiện đại điều trị són tiểu bằng cách dùng một dải băng tổng hợp đặt dưới niệu đạo, nhằm tạo ra điểm tựa vững chắc thay cho các cơ vòng đã yếu và ngăn nước tiểu rỉ ra. Ca phẫu thuật diễn ra chỉ trong 20 phút và có tỷ lệ thành công đến hơn 90%.
Tuy nhiên, để chữa bệnh són tiểu nhanh và hiệu quả, bệnh nhân cần phải được đo niệu động lực học. Kỹ thuật tiên tiến này giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
Hiện nay, Bệnh viện FV là một trong số ít các bệnh viện của khu vực phía Nam có trang bị máy đo niệu động lực học và có bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn, chuyên gia Niệu động lực học đến từ Pháp, trực tiếp đo niệu động lực học cho bệnh nhân định kỳ hàng năm.
Ngoài ra, bác sĩ Nhàn còn phối hợp với các bác sĩ khoa Niệu điều trị các rối loạn đi tiểu khác cho bệnh nhân như: tiểu lắt nhắt do bàng quang hoạt động quá mức, tiểu khó do bướu lành tiền liệt tuyến./.
Bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn, Trưởng khoa Niệu động lực học đến từ Bệnh viện CMUDD Grenoble (Pháp) đã thuyết trình về phương pháp chẩn đoán các triệu chứng bệnh thuộc hệ thống tiết niệu dưới ở trẻ em lẫn người lớn bằng phương pháp đo niệu động lực học.
Bệnh són tiểu là một bệnh rối loạn đi tiểu khá phổ biến ở nữ giới, chiếm khoảng 40%, do nhiều nguyên nhân như ảnh hưởng của việc mang thai, sinh nở hoặc nội tiết tố của thời kỳ mãn kinh khiến sàn chậu suy yếu; bệnh Parkinson hoặc liệt nửa người ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang… Bệnh gặp ở cả nam giới và gây viêm nhiễm đường sinh dục do luôn trong tình trạng ẩm ướt.
Tuy là bệnh “khó nói,” dễ gây mặc cảm cho bệnh nhân, nhưng són tiểu rất dễ chữa nếu được chẩn đoán chính xác. Tùy vào tình trạng bệnh, bạn có thể khắc phục bằng cách tập luyện theo hướng dẫn của bác sĩ, uống thuốc, chích thuốc vào bàng quang hoặc thực hiện phẫu thuật TOT.
Đây là một phương pháp hiện đại điều trị són tiểu bằng cách dùng một dải băng tổng hợp đặt dưới niệu đạo, nhằm tạo ra điểm tựa vững chắc thay cho các cơ vòng đã yếu và ngăn nước tiểu rỉ ra. Ca phẫu thuật diễn ra chỉ trong 20 phút và có tỷ lệ thành công đến hơn 90%.
Tuy nhiên, để chữa bệnh són tiểu nhanh và hiệu quả, bệnh nhân cần phải được đo niệu động lực học. Kỹ thuật tiên tiến này giúp bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh để có phương pháp điều trị thích hợp.
Hiện nay, Bệnh viện FV là một trong số ít các bệnh viện của khu vực phía Nam có trang bị máy đo niệu động lực học và có bác sĩ Nguyễn Văn Nhàn, chuyên gia Niệu động lực học đến từ Pháp, trực tiếp đo niệu động lực học cho bệnh nhân định kỳ hàng năm.
Ngoài ra, bác sĩ Nhàn còn phối hợp với các bác sĩ khoa Niệu điều trị các rối loạn đi tiểu khác cho bệnh nhân như: tiểu lắt nhắt do bàng quang hoạt động quá mức, tiểu khó do bướu lành tiền liệt tuyến./.
Minh Ánh (Vietnam+)