Ngày 14/4, tại Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Hội Bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam tổ chức Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc lần thứ IV.
Đến dự và phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những người khuyết tật đã nỗ lực phi thường, vượt qua khó khăn, vượt lên số phận, vươn lên làm chủ cuộc sống, trở thành những thành viên có ích cho xã hội, niềm tự hào của gia đình, của quê hương đất nước.
Chủ tịch nước khen ngợi và gửi tình cảm thân thương, trìu mến nhất tới các cháu mồ côi đã chịu nhiều thiệt thòi, nhưng không nản chí, mềm lòng, vươn mình đứng thẳng, tự tin, giàu hoài bão, ước mơ, biết vượt qua hoàn cảnh, chăm ngoan, gương mẫu trong học tập.
Chủ tịch nước hoan nghênh và cảm ơn những tấm lòng cao quý, trách nhiệm xã hội cao cả của những người bảo trợ, của các tổ chức, cá nhân trong cả nước đã luôn dành tình cảm sâu nặng, hỗ trợ, giúp đỡ, hết lòng động viên, chăm sóc người khuyết tật, trẻ mồ côi, những người có hoàn cảnh khó khăn. Những gương điển hình tiên tiến của các đại biểu tại Hội nghị là nguồn cổ vũ và động viên to lớn đối với hàng nghìn, hàng vạn người khuyết tật, trẻ mồ côi ở các thôn, xóm, ấp, bản, làng, các cộng đồng dân cư trong cả nước có thêm khát vọng, ý chí không ngừng phấn đấu vươn lên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội cả nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi và tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Chủ tịch nước hoan nghênh Hội bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam đã năng động, sáng tạo, có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như tuyên truyền, vận động, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm, mổ mắt, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tặng xe lăn, xe đạp, cấp học bổng, sách giáo khoa, đồ dùng học tập... cho người khuyết tật, trẻ em mồ côi, trở thành địa chỉ tin cậy, người bạn đồng hành của người khuyết tật và trẻ mồ côi.
Chủ tịch nước trân trọng cảm ơn sự trợ giúp quý báu về vật chất, tinh thần, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề người khuyết tật, trẻ mồ côi của các Đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân nước ngoài.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, việc bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, của bom mìn, chất độc da cam, do thiên tai, bão lũ..., nhu cầu cần được chăm sóc, giúp đỡ của người khuyết tật, trẻ mồ côi ở Việt Nam còn rất lớn. Kinh tế đất nước những năm qua đã có bước phát triển, song vẫn còn nhiều khó khăn.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn giành tình cảm và sự chăm sóc, hỗ trợ tận tình, chu đáo đối với người khuyết tật, trẻ mồ côi. Đây là đạo lý truyền thống của dân tộc ta, bản chất tốt đẹp của chế độ ta, là sự nghiệp cao cả đòi hỏi tình cảm, trách nhiệm, sự chung sức chung lòng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. - Chủ tịch nước khẳng định.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, những nhà hảo tâm, các cấp Hội bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi trong cả nước quan tâm, làm tốt hơn nữa việc động viên, chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi, cả về vật chất và tinh thần để người khuyết tật và trẻ mồ côi giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc được tổ chức ba năm/lần nhằm ghi nhận, tôn vinh những tấm gương vượt khó, những tấm lòng vì cộng đồng, cổ vũ, động viên, khích lệ những con người không lùi bước trước số phận, những người sống cống hiến và sẻ chia.
325 đại biểu tham dự hội nghị lần thứ sáu này là những tấm gương tiên tiến, xuất sắc, đại diện cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ đến từ mọi miền đất nước.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe các tham luận của các đại biểu là đại diện người bảo trợ - những tấm lòng trong cộng đồng luôn dành sự quan tâm cả về vật chất, tinh thần cho người khuyết tật, trẻ mồ côi; những người khuyết tật không những nỗ lực vươn lên trước mọi khó khăn của cuộc sống; những điển hình tiên tiến của trẻ em thiệt thòi Việt Nam, dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu vắng tình thương, sự nuôi dưỡng của cha mẹ nhưng vẫn luôn học giỏi, xứng đáng với sự quan tâm, chăm lo của Nhà nước và xã hội.
Đó là các tấm gương: Sư cô Ngộ Mai, chùa Phật Minh (Bến Tre) đã cưu mang, nuôi dưỡng 70 trẻ mồ côi. Chị Đào Thị Hiền – Giám đốc Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (Hòa Bình) đã nhận nuôi dưỡng, đào tạo nghề cho 700 người khuyết tật trong 10 năm qua. Anh Nguyễn Phương Nam bị liệt chân trái, tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ, hiện là bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước.
Chị Nguyễn Thị Phương liệt hai chân, tốt nghiệp khoa văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, giáo viên Ngữ văn tại trường trung học phổ thông Bắc Mê, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Em Đặng Diệu Ái (Hậu Giang) bị bố mẹ bỏ rơi, ở với ông bà ngoại, hiện đang học lớp 6. Em Nguyễn Thị Thúy Hiền mồ côi cha mẹ do tai nạn giao thông, vừa đi học, vừa đi làm, hiện là Sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai./.
Đến dự và phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương những người khuyết tật đã nỗ lực phi thường, vượt qua khó khăn, vượt lên số phận, vươn lên làm chủ cuộc sống, trở thành những thành viên có ích cho xã hội, niềm tự hào của gia đình, của quê hương đất nước.
Chủ tịch nước khen ngợi và gửi tình cảm thân thương, trìu mến nhất tới các cháu mồ côi đã chịu nhiều thiệt thòi, nhưng không nản chí, mềm lòng, vươn mình đứng thẳng, tự tin, giàu hoài bão, ước mơ, biết vượt qua hoàn cảnh, chăm ngoan, gương mẫu trong học tập.
Chủ tịch nước hoan nghênh và cảm ơn những tấm lòng cao quý, trách nhiệm xã hội cao cả của những người bảo trợ, của các tổ chức, cá nhân trong cả nước đã luôn dành tình cảm sâu nặng, hỗ trợ, giúp đỡ, hết lòng động viên, chăm sóc người khuyết tật, trẻ mồ côi, những người có hoàn cảnh khó khăn. Những gương điển hình tiên tiến của các đại biểu tại Hội nghị là nguồn cổ vũ và động viên to lớn đối với hàng nghìn, hàng vạn người khuyết tật, trẻ mồ côi ở các thôn, xóm, ấp, bản, làng, các cộng đồng dân cư trong cả nước có thêm khát vọng, ý chí không ngừng phấn đấu vươn lên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang biểu dương các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội cả nước đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện thuận lợi và tham gia tích cực vào các hoạt động chăm sóc, động viên, hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Chủ tịch nước hoan nghênh Hội bảo trợ Người tàn tật và Trẻ mồ côi Việt Nam đã năng động, sáng tạo, có nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực như tuyên truyền, vận động, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm, mổ mắt, chỉnh hình, phục hồi chức năng, tặng xe lăn, xe đạp, cấp học bổng, sách giáo khoa, đồ dùng học tập... cho người khuyết tật, trẻ em mồ côi, trở thành địa chỉ tin cậy, người bạn đồng hành của người khuyết tật và trẻ mồ côi.
Chủ tịch nước trân trọng cảm ơn sự trợ giúp quý báu về vật chất, tinh thần, chia sẻ kinh nghiệm về các vấn đề người khuyết tật, trẻ mồ côi của các Đại sứ quán, các tổ chức phi chính phủ, các cá nhân nước ngoài.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, việc bảo vệ, chăm sóc, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi trong những năm qua đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của nhiều năm chiến tranh, của bom mìn, chất độc da cam, do thiên tai, bão lũ..., nhu cầu cần được chăm sóc, giúp đỡ của người khuyết tật, trẻ mồ côi ở Việt Nam còn rất lớn. Kinh tế đất nước những năm qua đã có bước phát triển, song vẫn còn nhiều khó khăn.
Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta vẫn giành tình cảm và sự chăm sóc, hỗ trợ tận tình, chu đáo đối với người khuyết tật, trẻ mồ côi. Đây là đạo lý truyền thống của dân tộc ta, bản chất tốt đẹp của chế độ ta, là sự nghiệp cao cả đòi hỏi tình cảm, trách nhiệm, sự chung sức chung lòng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. - Chủ tịch nước khẳng định.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, những nhà hảo tâm, các cấp Hội bảo trợ người khuyết tật, trẻ mồ côi trong cả nước quan tâm, làm tốt hơn nữa việc động viên, chăm sóc, hỗ trợ, giúp đỡ người khuyết tật, trẻ mồ côi, cả về vật chất và tinh thần để người khuyết tật và trẻ mồ côi giảm bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Hội nghị biểu dương người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc được tổ chức ba năm/lần nhằm ghi nhận, tôn vinh những tấm gương vượt khó, những tấm lòng vì cộng đồng, cổ vũ, động viên, khích lệ những con người không lùi bước trước số phận, những người sống cống hiến và sẻ chia.
325 đại biểu tham dự hội nghị lần thứ sáu này là những tấm gương tiên tiến, xuất sắc, đại diện cho người khuyết tật, trẻ mồ côi, người bảo trợ đến từ mọi miền đất nước.
Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe các tham luận của các đại biểu là đại diện người bảo trợ - những tấm lòng trong cộng đồng luôn dành sự quan tâm cả về vật chất, tinh thần cho người khuyết tật, trẻ mồ côi; những người khuyết tật không những nỗ lực vươn lên trước mọi khó khăn của cuộc sống; những điển hình tiên tiến của trẻ em thiệt thòi Việt Nam, dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo, thiếu vắng tình thương, sự nuôi dưỡng của cha mẹ nhưng vẫn luôn học giỏi, xứng đáng với sự quan tâm, chăm lo của Nhà nước và xã hội.
Đó là các tấm gương: Sư cô Ngộ Mai, chùa Phật Minh (Bến Tre) đã cưu mang, nuôi dưỡng 70 trẻ mồ côi. Chị Đào Thị Hiền – Giám đốc Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành (Hòa Bình) đã nhận nuôi dưỡng, đào tạo nghề cho 700 người khuyết tật trong 10 năm qua. Anh Nguyễn Phương Nam bị liệt chân trái, tốt nghiệp Đại học Y dược Cần Thơ, hiện là bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước.
Chị Nguyễn Thị Phương liệt hai chân, tốt nghiệp khoa văn học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, giáo viên Ngữ văn tại trường trung học phổ thông Bắc Mê, huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang. Em Đặng Diệu Ái (Hậu Giang) bị bố mẹ bỏ rơi, ở với ông bà ngoại, hiện đang học lớp 6. Em Nguyễn Thị Thúy Hiền mồ côi cha mẹ do tai nạn giao thông, vừa đi học, vừa đi làm, hiện là Sinh viên năm thứ nhất Trường Đại học Công nghệ Đồng Nai./.
Phúc Hằng (TTXVN)