15 giờ chiều 18/5, tại sân bay quân sự Perdanakusuma Halim ở thủ đô Jakarta (Indonesia), người đứng đầu Ủy ban Tìm kiếm và Cứu hộ Quốc gia Indonesia (BASARNAS), Daryatmo đã chính thức tuyên bố kết thúc hoạt động tìm kiếm nạn nhân và vận chuyển thi thể và đồ dùng cá nhân các nạn nhân vụ tai nạn máy bay Sukhoi Superjet 100, sau 10 ngày làm việc khẩn trương và căng thẳng.
[Máy bay Sukhoi Superjet-100 mất tích ở Indonesia]
Tuy nhiên, một nhóm nhân viên hỗn hợp gồm 6 binh sỹ thuộc Lực lượng Dự bị Đặc biệt (KOPASSUSS) của quân đội Indonesia và 10 chuyên gia đặc biệt của Nga vẫn đang tiếp tục tìm kiếm bộ phận Fight Data Recorder (FDR) của hộp đen và các mảnh vỡ máy bay cần thiết tại vùng núi Salak, nơi chiếc máy bayNga bị rơi.
Chuyên gia điều tra cao cấp Mardjono Siswosuwarno thuộc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (KNKT) cho biết cũng trong ngày hôm nay, 18/5, KNKT bắt đầu tiến hành quá trình giải mã bộ phận cockpit voice recorder (CVR) của hộp đen. Lần giải mã này sự hợp tác tham gia của các nhân viên Ủy ban An toàn Giao thông Nga, bởi trước đó phía Indonesia đã cố gắng tải về nội dung của CVR, song không có các thiết bị phù hợp để chuyển dữ liệu bộ nhớ.
Ông Mardjono Siswosuwarno nói rằng KNKT không thể đảm bảo sẽ kết thúcgiải mã CVR một cách nhanh chóng, vì còn phụ thuộc vào các dữ liệu nhận được. Hơn nữa, kết quả điều tra nguyên nhân vụ tai nạn còn phải chờ các thông tin từ bộ phận Flight Data Recorder (FDR) của hộp đen, hiện vẫn chưa tìm thấy.
Trong khi đó, Giám đốc Bệnh viện Cảnh sát Kramat Jati, Agus Prayitno cho biết Đơn vị nhận dạng nạn nhân thảm họa (DVI) đã nhận dạng được tổng cộng 15 người trong số 45 nạn nhân xấu số có mặt trên chiếc máy bay Nga.
Trong số 14 người mới được nhận dạng có 12 người Indonesia và 2 người nước ngoài, trong đó có 9 nam và 5 nữ. Theo yêu cầu của các gia đình nạn nhân, cơ quan cảnh sát sẽ không công bố danh tính những người đã được nhận dạng.
Chính quyền tỉnh West Java cugnx đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng trong tỉnh có liên quan và chính quyền huyện Bogor chuẩn bị sẵn sàng cho việc trồng cây phục hồi các diện tích rừng ở vùng núi Salak bị phá hủy do tai nạn máy bay và hoạt động tìm kiếm-cứu nạn gây ra./.
[Máy bay Sukhoi Superjet-100 mất tích ở Indonesia]
Tuy nhiên, một nhóm nhân viên hỗn hợp gồm 6 binh sỹ thuộc Lực lượng Dự bị Đặc biệt (KOPASSUSS) của quân đội Indonesia và 10 chuyên gia đặc biệt của Nga vẫn đang tiếp tục tìm kiếm bộ phận Fight Data Recorder (FDR) của hộp đen và các mảnh vỡ máy bay cần thiết tại vùng núi Salak, nơi chiếc máy bayNga bị rơi.
Chuyên gia điều tra cao cấp Mardjono Siswosuwarno thuộc Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (KNKT) cho biết cũng trong ngày hôm nay, 18/5, KNKT bắt đầu tiến hành quá trình giải mã bộ phận cockpit voice recorder (CVR) của hộp đen. Lần giải mã này sự hợp tác tham gia của các nhân viên Ủy ban An toàn Giao thông Nga, bởi trước đó phía Indonesia đã cố gắng tải về nội dung của CVR, song không có các thiết bị phù hợp để chuyển dữ liệu bộ nhớ.
Ông Mardjono Siswosuwarno nói rằng KNKT không thể đảm bảo sẽ kết thúcgiải mã CVR một cách nhanh chóng, vì còn phụ thuộc vào các dữ liệu nhận được. Hơn nữa, kết quả điều tra nguyên nhân vụ tai nạn còn phải chờ các thông tin từ bộ phận Flight Data Recorder (FDR) của hộp đen, hiện vẫn chưa tìm thấy.
Trong khi đó, Giám đốc Bệnh viện Cảnh sát Kramat Jati, Agus Prayitno cho biết Đơn vị nhận dạng nạn nhân thảm họa (DVI) đã nhận dạng được tổng cộng 15 người trong số 45 nạn nhân xấu số có mặt trên chiếc máy bay Nga.
Trong số 14 người mới được nhận dạng có 12 người Indonesia và 2 người nước ngoài, trong đó có 9 nam và 5 nữ. Theo yêu cầu của các gia đình nạn nhân, cơ quan cảnh sát sẽ không công bố danh tính những người đã được nhận dạng.
Chính quyền tỉnh West Java cugnx đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng trong tỉnh có liên quan và chính quyền huyện Bogor chuẩn bị sẵn sàng cho việc trồng cây phục hồi các diện tích rừng ở vùng núi Salak bị phá hủy do tai nạn máy bay và hoạt động tìm kiếm-cứu nạn gây ra./.
Việt Tú/Jakarta (Vietnam+)