Trên khắp các triền đồi vùng Tây Bắc, hoa đào, hoa mận, hoa mai đã nở rộ báo hiệu mùa Xuân mới đã về. Các gia đình người H'Mông, Dao, Hà Nhì, Dáy... ở xã Ý Tý (huyện Bát Xát, Lào Cai) đã chuẩn bị xong các công việc chính như dọn dẹp cửa nhà, nấu rượu, gói bánh, mổ lợn... để đón Tết Nguyên đán 2012.
Tại Đồn biên phòng 273, các chiến sỹ nơi địa đầu Tổ quốc lại thêm một cái Tết xa gia đình để chắc tay súng giữ vững từng tấc đất biên cương.
"Một lần đến được đây là nhớ cả đời. Ai đã đến được đây đều là khách quý, là lính danh dự của đồn," Đó là câu nói vui đậm chất lính và chứa chan ân tình của bộ đội biên phòng 273 xã Ý Tý. Cách đây 5 năm, người dân và các chiến sỹ muốn ra tỉnh phải đi vượt nhiều đoạn đường đèo, dốc cheo leo, vực sâu, mất hai ngày đêm trên lưng ngựa hoặc đi bộ. Nhưng những năm gần đây, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, bộ mặt kinh tế-xã hội và đời sống người dân Ý Tý đã có bước thay đổi lớn, có đường giao thông cho xe cơ giới vào đến tận đồn; bất kỳ điểm tuần tra nào trên đường biên cũng đã phủ sóng điện thoại...
Ý Tý nằm cách thành phố Lào Cai trên 80km về phía Tây Bắc, theo tiếng địa phương có nghĩa là "xứ mưa." bởi nơi đây quanh năm bị mây mù và giá rét bao phủ. Vào những ngày cuối Đông giáp Tết, vùng núi cao Ý Tý thường có nhiều đợt không khí lạnh tăng cường.
Chúng tôi may mắn lên Ý Tý vào một ngày nắng đẹp. Hoa đào, hoa mận trên các sườn đồi, ven những ngôi nhà đang nở căng khoe sắc trong nắng Xuân. Trung tâm xã bây giờ khá sầm uất bởi hệ thống trường học, trụ sở xã, chợ... được xây dựng khang trang.
Đồn biên phòng 273 có nhiệm vụ quản lý 25,5km đường biên thuộc ba3 xã Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, với năm cột mốc (từ cột mốc số 85 đến 89). Trung tá Ninh Xuân Trường, Chính trị viên Đồn biên phòng 273 xã Ý Tý cho biết: "Thời tiết khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, địa bàn rộng, đường sá dọc biên rất khó khăn. Trong những năm qua, chúng tôi đã cùng các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, nhân dân bảo vệ vững chắc những đoạn đường biên giới được phân công, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn. Đồng thời, vận động tốt nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước."
Đồn biên phòng 273 quản lý trên 7.000 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Hà Nhì, H'Mông, Dao, đời sống bà con còn nhiều khó khăn. Lực lượng biên phòng ngoài nhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội còn luôn đồng hành với địa phương trong việc phát triển kinh tế-xã hội.
Đồn thường xuyên có năm tổ công tác, ba cán bộ tăng cường luôn bám sát địa bàn giải quyết các vấn đề của địa phương. Nhờ sự gắn kết với địa phương trên mọi hoạt động công tác, trên địa bàn do Đồn 273 quản lý luôn ổn định, không có tình trạng xâm canh, xâm cư, mất trật tự an toàn xã hội.
Vùng cực Tây Bắc của tỉnh Lào Cai này vốn là vùng cực kỳ khó khăn, nhiều hủ tục, nhưng mấy năm trở lại đây, nhân dân đã biết trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, biết trồng cây vụ xuân trên đất một vụ. Người Hà Nhì, H'Mông và Dao ở đây còn biết giữ gìn vệ sinh môi trường, sinh đẻ có kế hoạch, xóa bỏ tục để người chết lâu trong nhà.
Đặc biệt, có nhiều con em của "xứ mưa" đã bước chân vào trường đại học, trở thành sỹ quan biên phòng, trở lại quê hương công tác. Các trạm đều nằm xa đồn, trên những đỉnh núi hun hút gió. Gian khổ là vậy nhưng chiến sỹ nào cũng gắn bó trên vùng cao này từ vài ba năm trở lên, người thì quê Yên Bái, người tận Phú Thọ, một năm chỉ về nhà được khoảng hai lần, người ở gần nhất là thành phố Lào Cai cũng thi thoảng mới về tranh thủ.
Trung úy Nguyễn Văn Cường - Trưởng trạm biên phòng Ý Tý, đồn Biên phòng 273, quê ở Phú Thọ đã có mặt ở đồn năm nay là năm thứ 3, cũng là ba cái Tết xa nhà và người thân, nhưng anh vẫn vui vẻ cùng anh em bám dân, bám trạm. Anh tâm sự: "Ở trạm ít người, xa dân, những được cái sóng điện thoại ở đây ổn định, do vậy anh em vẫn liên lạc được với bạn bè và người thân nơi quê nhà. Tết này cũng vậy, ở biên giới cũng sẽ rất vui vì khắp nơi đều có điện, có quà bánh của chính quyền và nhân dân địa phương ủng hộ."
Tại hội trường của đơn vị, một mâm ngũ quả cùng rượu, bánh chưng được bày rất khéo và trang trọng dưới tượng Bác Hồ và lá cờ đỏ sao vàng. Cạnh đó, một cành đào rừng cổ thụ nở đầy hoa mang không khí mùa Xuân ấm cúng về tràn ngập nơi đây./.
Tại Đồn biên phòng 273, các chiến sỹ nơi địa đầu Tổ quốc lại thêm một cái Tết xa gia đình để chắc tay súng giữ vững từng tấc đất biên cương.
"Một lần đến được đây là nhớ cả đời. Ai đã đến được đây đều là khách quý, là lính danh dự của đồn," Đó là câu nói vui đậm chất lính và chứa chan ân tình của bộ đội biên phòng 273 xã Ý Tý. Cách đây 5 năm, người dân và các chiến sỹ muốn ra tỉnh phải đi vượt nhiều đoạn đường đèo, dốc cheo leo, vực sâu, mất hai ngày đêm trên lưng ngựa hoặc đi bộ. Nhưng những năm gần đây, được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, bộ mặt kinh tế-xã hội và đời sống người dân Ý Tý đã có bước thay đổi lớn, có đường giao thông cho xe cơ giới vào đến tận đồn; bất kỳ điểm tuần tra nào trên đường biên cũng đã phủ sóng điện thoại...
Ý Tý nằm cách thành phố Lào Cai trên 80km về phía Tây Bắc, theo tiếng địa phương có nghĩa là "xứ mưa." bởi nơi đây quanh năm bị mây mù và giá rét bao phủ. Vào những ngày cuối Đông giáp Tết, vùng núi cao Ý Tý thường có nhiều đợt không khí lạnh tăng cường.
Chúng tôi may mắn lên Ý Tý vào một ngày nắng đẹp. Hoa đào, hoa mận trên các sườn đồi, ven những ngôi nhà đang nở căng khoe sắc trong nắng Xuân. Trung tâm xã bây giờ khá sầm uất bởi hệ thống trường học, trụ sở xã, chợ... được xây dựng khang trang.
Đồn biên phòng 273 có nhiệm vụ quản lý 25,5km đường biên thuộc ba3 xã Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, với năm cột mốc (từ cột mốc số 85 đến 89). Trung tá Ninh Xuân Trường, Chính trị viên Đồn biên phòng 273 xã Ý Tý cho biết: "Thời tiết khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, địa bàn rộng, đường sá dọc biên rất khó khăn. Trong những năm qua, chúng tôi đã cùng các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương, nhân dân bảo vệ vững chắc những đoạn đường biên giới được phân công, giữ vững an ninh chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn. Đồng thời, vận động tốt nhân dân thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng pháp luật của Nhà nước."
Đồn biên phòng 273 quản lý trên 7.000 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Hà Nhì, H'Mông, Dao, đời sống bà con còn nhiều khó khăn. Lực lượng biên phòng ngoài nhiệm vụ giữ gìn an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội còn luôn đồng hành với địa phương trong việc phát triển kinh tế-xã hội.
Đồn thường xuyên có năm tổ công tác, ba cán bộ tăng cường luôn bám sát địa bàn giải quyết các vấn đề của địa phương. Nhờ sự gắn kết với địa phương trên mọi hoạt động công tác, trên địa bàn do Đồn 273 quản lý luôn ổn định, không có tình trạng xâm canh, xâm cư, mất trật tự an toàn xã hội.
Vùng cực Tây Bắc của tỉnh Lào Cai này vốn là vùng cực kỳ khó khăn, nhiều hủ tục, nhưng mấy năm trở lại đây, nhân dân đã biết trồng rừng, trồng chè, cây ăn quả, biết trồng cây vụ xuân trên đất một vụ. Người Hà Nhì, H'Mông và Dao ở đây còn biết giữ gìn vệ sinh môi trường, sinh đẻ có kế hoạch, xóa bỏ tục để người chết lâu trong nhà.
Đặc biệt, có nhiều con em của "xứ mưa" đã bước chân vào trường đại học, trở thành sỹ quan biên phòng, trở lại quê hương công tác. Các trạm đều nằm xa đồn, trên những đỉnh núi hun hút gió. Gian khổ là vậy nhưng chiến sỹ nào cũng gắn bó trên vùng cao này từ vài ba năm trở lên, người thì quê Yên Bái, người tận Phú Thọ, một năm chỉ về nhà được khoảng hai lần, người ở gần nhất là thành phố Lào Cai cũng thi thoảng mới về tranh thủ.
Trung úy Nguyễn Văn Cường - Trưởng trạm biên phòng Ý Tý, đồn Biên phòng 273, quê ở Phú Thọ đã có mặt ở đồn năm nay là năm thứ 3, cũng là ba cái Tết xa nhà và người thân, nhưng anh vẫn vui vẻ cùng anh em bám dân, bám trạm. Anh tâm sự: "Ở trạm ít người, xa dân, những được cái sóng điện thoại ở đây ổn định, do vậy anh em vẫn liên lạc được với bạn bè và người thân nơi quê nhà. Tết này cũng vậy, ở biên giới cũng sẽ rất vui vì khắp nơi đều có điện, có quà bánh của chính quyền và nhân dân địa phương ủng hộ."
Tại hội trường của đơn vị, một mâm ngũ quả cùng rượu, bánh chưng được bày rất khéo và trang trọng dưới tượng Bác Hồ và lá cờ đỏ sao vàng. Cạnh đó, một cành đào rừng cổ thụ nở đầy hoa mang không khí mùa Xuân ấm cúng về tràn ngập nơi đây./.
Lục Văn Toán (TTXVN/Vietnam+)