Theo tờ “Tin tức Pháp luật” của Trung Quốc ra ngày 5/1, trong một dự thảo điều chỉnh luật mới, người cao tuổi ở nước này có quyền kiện con cái mình ra tòa nếu họ không làm tròn chữ hiếu, sao nhãng trách nhiệm chăm sóc cha mẹ.
Dự thảo điều chỉnh Luật Bảo vệ quyền và lợi ích người cao tuổi này chưa được công bố và Quốc hội Trung Quốc cũng chưa định thời gian biểu cho việc xem xét dự thảo trên, nhưng tờ Tin tức Pháp luật dẫn lời Ngô Minh, một quan chức cấp cao Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết đây sẽ là lần đầu tiên có đề xuất về khung pháp lý để người cao tuổi kiện con cái mình bỏ bê nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ.
Ông Ngô Minh cho biết trong điều chỉnh sẽ có một điều khoản mới về hỗ trợ, chăm sóc tinh thần cho người cao tuổi mà theo đó, “các thành viên gia đình không được ruồng rẫy, cô lập người già. Họ cần phải thường xuyên thăm nom nếu không sống chung dưới một mái nhà.” Trong trường hợp con cái không thực hiện điều đó, cha mẹ có quyền kiện ra tòa.
Trước đây, các tòa án hiếm khi thụ lý những vụ kiện như vậy nhưng nếu dự thảo trên được thông qua, đó sẽ là khung pháp lý cần thiết để tòa án chấp nhận các bậc cha mẹ bị bỏ rơi được khởi kiện.
Số liệu chính thức cho thấy trong năm 2009 số người cao tuổi (trên 60 tuổi) ở Trung Quốc đã tăng thêm 7,25 triệu người lên 167 triệu người. Gần phân nửa đang sống cô đơn, không cùng con cái.
Nhóm dân số già ngày càng tăng đang bộc lộ những thiếu sót như không có hệ thống an sinh xã hội toàn diện hay một mạng lưới hỗ trợ cộng đồng. Tình trạng này lại đi kèm với việc các giá trị gia đình ngày càng mai một trong một xã hội thực dụng ngày càng tăng.
Hoàn cảnh buồn của người già tại Trung Quốc trở thành tiêu điểm sau một vụ kiện hồi tháng 11 năm ngoái. Ông Chu Hải Dương, 83 tuổi, một công nhân nghỉ hưu tại Bắc Kinh, đã kiện sáu đứa con của mình ra Tòa án Nhân dân quận Phòng Sơn với yêu cầu đầy thương tâm rằng họ cần đến thăm ông mỗi tuần một lần.
Ông Chu buồn bã cho biết, cậu con trai cả năm thì mười họa mới đảo qua nhà ông, dù sống ở cùng một khu. Người con gái lớn nhất sống ở tỉnh Sơn Đông đã gần 10 năm nay không đến thăm cha, dù vẫn gửi tiền phụng dưỡng hàng tháng.
Tòa chưa đưa ra phán quyết, song vụ kiện nhanh chóng làm bùng lên tranh luận trong xã hội Trung Quốc. Nhiều quan điểm bày tỏ sự thất vọng khi các mối quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo ở một quốc gia vốn có truyền thống đề cao chữ hiếu.
Vương Lâm, một giáo sư luật tại Đại học Hải Nam cho rằng, dự thảo điều chỉnh luật trên giống như một lời kêu gọi mang tính đạo lý hơn là một văn bản luật. Nó vẫn chưa rõ ràng những định nghĩa chủ yếu như thế nào là không thực hiện trách nhiệm thăm nom, cũng như chưa quy định cụ thể các mức phạt./.
Dự thảo điều chỉnh Luật Bảo vệ quyền và lợi ích người cao tuổi này chưa được công bố và Quốc hội Trung Quốc cũng chưa định thời gian biểu cho việc xem xét dự thảo trên, nhưng tờ Tin tức Pháp luật dẫn lời Ngô Minh, một quan chức cấp cao Bộ Dân chính Trung Quốc cho biết đây sẽ là lần đầu tiên có đề xuất về khung pháp lý để người cao tuổi kiện con cái mình bỏ bê nghĩa vụ chăm sóc cha mẹ.
Ông Ngô Minh cho biết trong điều chỉnh sẽ có một điều khoản mới về hỗ trợ, chăm sóc tinh thần cho người cao tuổi mà theo đó, “các thành viên gia đình không được ruồng rẫy, cô lập người già. Họ cần phải thường xuyên thăm nom nếu không sống chung dưới một mái nhà.” Trong trường hợp con cái không thực hiện điều đó, cha mẹ có quyền kiện ra tòa.
Trước đây, các tòa án hiếm khi thụ lý những vụ kiện như vậy nhưng nếu dự thảo trên được thông qua, đó sẽ là khung pháp lý cần thiết để tòa án chấp nhận các bậc cha mẹ bị bỏ rơi được khởi kiện.
Số liệu chính thức cho thấy trong năm 2009 số người cao tuổi (trên 60 tuổi) ở Trung Quốc đã tăng thêm 7,25 triệu người lên 167 triệu người. Gần phân nửa đang sống cô đơn, không cùng con cái.
Nhóm dân số già ngày càng tăng đang bộc lộ những thiếu sót như không có hệ thống an sinh xã hội toàn diện hay một mạng lưới hỗ trợ cộng đồng. Tình trạng này lại đi kèm với việc các giá trị gia đình ngày càng mai một trong một xã hội thực dụng ngày càng tăng.
Hoàn cảnh buồn của người già tại Trung Quốc trở thành tiêu điểm sau một vụ kiện hồi tháng 11 năm ngoái. Ông Chu Hải Dương, 83 tuổi, một công nhân nghỉ hưu tại Bắc Kinh, đã kiện sáu đứa con của mình ra Tòa án Nhân dân quận Phòng Sơn với yêu cầu đầy thương tâm rằng họ cần đến thăm ông mỗi tuần một lần.
Ông Chu buồn bã cho biết, cậu con trai cả năm thì mười họa mới đảo qua nhà ông, dù sống ở cùng một khu. Người con gái lớn nhất sống ở tỉnh Sơn Đông đã gần 10 năm nay không đến thăm cha, dù vẫn gửi tiền phụng dưỡng hàng tháng.
Tòa chưa đưa ra phán quyết, song vụ kiện nhanh chóng làm bùng lên tranh luận trong xã hội Trung Quốc. Nhiều quan điểm bày tỏ sự thất vọng khi các mối quan hệ gia đình ngày càng lỏng lẻo ở một quốc gia vốn có truyền thống đề cao chữ hiếu.
Vương Lâm, một giáo sư luật tại Đại học Hải Nam cho rằng, dự thảo điều chỉnh luật trên giống như một lời kêu gọi mang tính đạo lý hơn là một văn bản luật. Nó vẫn chưa rõ ràng những định nghĩa chủ yếu như thế nào là không thực hiện trách nhiệm thăm nom, cũng như chưa quy định cụ thể các mức phạt./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)