Ông Lonnie Snowden, bố của cựu nhân viên kỹ thuật Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden, kẻ đang bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế Sheremetyevo của Nga trong vụ đào tẩu khỏi nước Mỹ, ngày 28/6 đã khẳng định rằng con trai mình nhất định sẽ quay lại Mỹ, nếu chính quyền nước này chấp nhận một số điều kiện.
Điều kiện trước nhất là Snowden không bị bắt và bị giam giữ trước khi diễn ra phiên tòa xét xử anh này một cách công khai.
Ông Lonnie Snowden cho rằng con trai ông, cho dù có tố cáo các cơ quan đặc vụ Mỹ, thì thực chất cũng chỉ là một nạn nhân vô tội của những mánh khóe mà chính quyền và các tổ chức khác nhau đang áp dụng trong những trò chơi địa chính trị của họ mà thôi.
Trong thư gửi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder, cha của Edward đề nghị điều quan trọng nhất là Edward không bị giam giữ trước khi phiên tòa diễn ra, đồng thời các phiên xét xử phải được tiến hành công khai. Ngoài ra, với tư cách là cựu nhân viên CIA, con trai ông phải được quyền chọn lựa nơi diễn ra phiên tòa, cũng như giới truyền thông phải được phép tự do tiếp cận phiên tòa cũng như Edward Snowden không bị buộc phải im lặng.
Tờ Nước Nga ngày nay cho biết Lonnie Snowden cho rằng con trai ông đã trở thành một con tin của các trò chơi địa chính trị. Người cha này đòi hỏi quyền được bảo vệ khi mà thực chất con ông là nạn nhân vô tội của các mánh khóe mà các nước và các tổ chức đang sử dụng trong "cuộc chơi" địa chính trị này, chứ hoàn toàn không phải là "kẻ phản bội nước Mỹ" (như cách gọi của Mỹ cho đến thời điểm hiện nay).
Luật sư của ông Lonnie Snowden khi phát biểu với giới báo chí cũng cho biết cha của Edward Snowden "có lý do để tin tưởng rằng con trai mình sẽ tự nguyện trở về Mỹ nếu có sự bảo đảm vững chắc rằng các quyền theo hiến pháp của anh ta được tôn trọng."
Người cha này cũng đặt nghi vấn cho rằng rất có thể con trai mình bị WikiLeaks lợi dụng, và sau đó tổ chức này lại hỗ trợ pháp lý cho cựu điệp viên 30 tuổi này trên đường chạy trốn. Mục tiêu trên hết của WikiLeaks chính là có được càng nhiều thông tin "độc" càng tốt.
Ông Lonnie Snowden cho rằng con mình không phạm tội phản quốc, tuy nhiên cũng thừa nhận Edward Snowden đã tiết lộ các thông tin mật tầm cỡ quốc gia. Sau cùng, ông Lonnie tuyên bố rằng ông tin tưởng vào luật pháp nước Mỹ, rằng "ông thà thấy con mình bị tù ở Mỹ, còn hơn là làm một người tự do ở một đất nước không có tự do."
Cho dù bị nhiều cơ quan của Mỹ truy bắt vì tội làm gián điệp nhưng Edward Snowden vẫn chưa một lần lộ diện kể từ ngày 23/6 khi bay tới Nga như một hành khách quá cảnh. Đến nay Snowden đã xin tị nạn chính trị tại Ecuador trong khi được một số nước khác cũng tỏ ý sẵn sàng cho tị nạn.
Trong khi Edward Snowden "mắc kẹt" tại Nga, và việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ không trao trả cựu điệp viên Mỹ vì giữa Nga và Mỹ chưa kề ký hiệp ước dẫn độ nào, thì Thượng viện Mỹ đang chuẩn bị một lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Các nhà bình luận quốc tế cho rằng dù lý lẽ của Nga rất sắc bén khi cho rằng Snowden chưa hề vượt qua biên giới Nga vì anh ta ở trong khu vực quá cảnh, song họ cũng tin rằng Nga sẽ không thể để vụ việc đi quá xa, bởi Mỹ vừa là đối thủ, song cũng lại là đối tác chính trị của Nga.
Bất luận vụ Snowden diễn biến thế nào, bất luận Mỹ sẽ để sổng hay tóm cổ bằng được "kẻ phản bội nước Mỹ" thì vẫn còn đó nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Đó chính là bài toán về bảo đảm sự cân bằng giữa quyền tự do cá nhân và an ninh quốc gia; giữa an ninh quốc gia và các quan hệ ngoại giao quốc tế. Trong thời đại bùng nổ Internet như hiện nay, những cá nhân như Edward Snowden, như Julian Asange... hoàn toàn có thể đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa một số quốc gia, nếu không muốn nói là quan hệ ngoại giao toàn cầu vào những tình huống hết sức nhạy cảm, như mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc./.
Điều kiện trước nhất là Snowden không bị bắt và bị giam giữ trước khi diễn ra phiên tòa xét xử anh này một cách công khai.
Ông Lonnie Snowden cho rằng con trai ông, cho dù có tố cáo các cơ quan đặc vụ Mỹ, thì thực chất cũng chỉ là một nạn nhân vô tội của những mánh khóe mà chính quyền và các tổ chức khác nhau đang áp dụng trong những trò chơi địa chính trị của họ mà thôi.
Trong thư gửi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Eric Holder, cha của Edward đề nghị điều quan trọng nhất là Edward không bị giam giữ trước khi phiên tòa diễn ra, đồng thời các phiên xét xử phải được tiến hành công khai. Ngoài ra, với tư cách là cựu nhân viên CIA, con trai ông phải được quyền chọn lựa nơi diễn ra phiên tòa, cũng như giới truyền thông phải được phép tự do tiếp cận phiên tòa cũng như Edward Snowden không bị buộc phải im lặng.
Tờ Nước Nga ngày nay cho biết Lonnie Snowden cho rằng con trai ông đã trở thành một con tin của các trò chơi địa chính trị. Người cha này đòi hỏi quyền được bảo vệ khi mà thực chất con ông là nạn nhân vô tội của các mánh khóe mà các nước và các tổ chức đang sử dụng trong "cuộc chơi" địa chính trị này, chứ hoàn toàn không phải là "kẻ phản bội nước Mỹ" (như cách gọi của Mỹ cho đến thời điểm hiện nay).
Luật sư của ông Lonnie Snowden khi phát biểu với giới báo chí cũng cho biết cha của Edward Snowden "có lý do để tin tưởng rằng con trai mình sẽ tự nguyện trở về Mỹ nếu có sự bảo đảm vững chắc rằng các quyền theo hiến pháp của anh ta được tôn trọng."
Người cha này cũng đặt nghi vấn cho rằng rất có thể con trai mình bị WikiLeaks lợi dụng, và sau đó tổ chức này lại hỗ trợ pháp lý cho cựu điệp viên 30 tuổi này trên đường chạy trốn. Mục tiêu trên hết của WikiLeaks chính là có được càng nhiều thông tin "độc" càng tốt.
Ông Lonnie Snowden cho rằng con mình không phạm tội phản quốc, tuy nhiên cũng thừa nhận Edward Snowden đã tiết lộ các thông tin mật tầm cỡ quốc gia. Sau cùng, ông Lonnie tuyên bố rằng ông tin tưởng vào luật pháp nước Mỹ, rằng "ông thà thấy con mình bị tù ở Mỹ, còn hơn là làm một người tự do ở một đất nước không có tự do."
Cho dù bị nhiều cơ quan của Mỹ truy bắt vì tội làm gián điệp nhưng Edward Snowden vẫn chưa một lần lộ diện kể từ ngày 23/6 khi bay tới Nga như một hành khách quá cảnh. Đến nay Snowden đã xin tị nạn chính trị tại Ecuador trong khi được một số nước khác cũng tỏ ý sẵn sàng cho tị nạn.
Trong khi Edward Snowden "mắc kẹt" tại Nga, và việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ không trao trả cựu điệp viên Mỹ vì giữa Nga và Mỹ chưa kề ký hiệp ước dẫn độ nào, thì Thượng viện Mỹ đang chuẩn bị một lệnh trừng phạt chống lại Nga.
Các nhà bình luận quốc tế cho rằng dù lý lẽ của Nga rất sắc bén khi cho rằng Snowden chưa hề vượt qua biên giới Nga vì anh ta ở trong khu vực quá cảnh, song họ cũng tin rằng Nga sẽ không thể để vụ việc đi quá xa, bởi Mỹ vừa là đối thủ, song cũng lại là đối tác chính trị của Nga.
Bất luận vụ Snowden diễn biến thế nào, bất luận Mỹ sẽ để sổng hay tóm cổ bằng được "kẻ phản bội nước Mỹ" thì vẫn còn đó nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Đó chính là bài toán về bảo đảm sự cân bằng giữa quyền tự do cá nhân và an ninh quốc gia; giữa an ninh quốc gia và các quan hệ ngoại giao quốc tế. Trong thời đại bùng nổ Internet như hiện nay, những cá nhân như Edward Snowden, như Julian Asange... hoàn toàn có thể đẩy mối quan hệ ngoại giao giữa một số quốc gia, nếu không muốn nói là quan hệ ngoại giao toàn cầu vào những tình huống hết sức nhạy cảm, như mối quan hệ hiện nay giữa Mỹ, Nga và Trung Quốc./.
Quế Anh (Vietnam+)