CEPAL khuyến nghị Mỹ Latinh duy trì chính sách tài khóa mở rộng

CEPAL đánh giá Mỹ Latinh và Caribe là một trong những khu vực mắc nợ nhiều nhất và có các khoản nợ nước ngoài cao nhất trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.
Người dân Brazil tiêm vaccine ngừa COVID-19. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, ngày 21/4, Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL) nhận định khu vực Mỹ Latinh và Caribe sẽ phải duy trì các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng nhằm ngăn chặn những tác động của đại dịch COVID-19 do viễn cảnh về sự phục hồi kinh tế còn mong manh. 

Trong báo cáo công bố cùng ngày, cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc cho rằng vấn đề chi tiêu tài khóa không chỉ phục vụ nhu cầu nội địa mà còn nhằm thúc đẩy đầu tư tích cực trong vấn đề việc làm, chuyển đổi sản xuất và tăng cường các hệ thống an sinh xã hội. 

Báo cáo của CEPAL cho biết những nỗ lực tài chính được công bố năm 2020 chiếm trung bình 4,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tại các nước Mỹ Latinh, với phần lớn được dùng vào việc tăng cường hệ thống y tế công, hỗ trợ các gia đình và bảo vệ cơ cấu sản xuất.

[Đại dịch COVID-19 đẩy Mỹ Latinh chìm sâu hơn vào tình trạng nợ nần]

Mặc dù vậy, báo cáo của CEPAL cũng dự báo rằng, với sự tồn tại ¨dai dẳng¨ của dịch bệnh và vấn đề động lực của việc tiêm chủng, khả năng duy trì các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng có thể tạo ra những bất ổn lớn hơn trong tăng trưởng kinh tế. 

Tài liệu của CEPAL cho biết, việc mở rộng chi tiêu công và giảm thu thế đã làm gia tăng đáng kẻ thâm hụt tài khóa và mức nợ trong khu vực.

CEPAL đánh giá Mỹ Latinh và Caribe là một trong những khu vực mắc nợ nhiều nhất và có các khoản nợ nước ngoài cao nhất trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Cơ quan này ước tính, sự phục hồi của mức GDP thời điểm trước đại dịch sẽ không đạt được trước năm 2023 ở hầu hết các quốc gia trong khu vực tại Mỹ Latinh và Caribe./. 

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục