Theo một nghiên cứu đăng trên trang web của tạp chí Tự nhiên ngày 18/4, các nhà khoa học Anh đã lần đầu tiên chứng minh rằng việc cấy các tế bào đặc biệt vào mắt của những con chuột khiếm thị có thể giúp chúng phục hồi thị lực.
Có hai dạng tế bào nhận kích thích ánh sáng là tế bào que (rod) và tế bào nón (cone). Các tế bào được cấy trong nghiên cứu là những tế bào thụ cảm ánh sáng dạng que nguyên bản.
Những tế bào này đặc biệt quan trọng đối với khả năng nhìn trong bóng tối vì chúng hết sức nhạy cảm với ánh sáng yếu.
Các nhà khoa học tại Đại học College London đã cấy 30.000-40.000 tế bào que từ những con chuột con khoẻ mạnh trực tiếp vào võng mạc ở mỗi mắt của những con chuột trưởng thành thiếu các tế bào thụ cảm ánh sáng dạng que, tình trạng khiến chúng bị mù trong bóng tối.
Sau 4-6 tuần, các tế bào được cấy dường như đang hoạt động hiệu quả như những tế bào thụ cảm ánh sáng dạng que bình thường và đã hình thánh các liên kết cần thiết để truyền thông tin hình ảnh về não.
Trong thử nghiệm, những con chuột mới được cấy tế bào dạng que đã có thể sử dụng dấu hiệu trực quan (visual cue) để nhanh chóng tìm thấy một bục nổi trong một bể nước nhỏ được giấu trong bóng tối, trong khi những con chuột không được điều trị chỉ tìm thấy bục nổi một cách tình cờ sau khi bơi lòng vòng.
Giáo sư Robin Ali, người đứng đầu nghiên cứu, nói nhóm của ông hy vọng có thể sớm tái hiện thành công này với những tế bào thụ cảm ánh sáng từ các tế bào gốc ban đầu và rốt cuộc tiến hành các thử nghiệm ở người.
Việc mất các tế bào thụ cảm ánh sáng là nguyên nhân khiến nhiều người bị mù do các bệnh về mắt, trong đó có chứng mắt kém do tuổi tác, viêm võng mạc sắc tố và mù do bệnh tiểu đường./.
Có hai dạng tế bào nhận kích thích ánh sáng là tế bào que (rod) và tế bào nón (cone). Các tế bào được cấy trong nghiên cứu là những tế bào thụ cảm ánh sáng dạng que nguyên bản.
Những tế bào này đặc biệt quan trọng đối với khả năng nhìn trong bóng tối vì chúng hết sức nhạy cảm với ánh sáng yếu.
Các nhà khoa học tại Đại học College London đã cấy 30.000-40.000 tế bào que từ những con chuột con khoẻ mạnh trực tiếp vào võng mạc ở mỗi mắt của những con chuột trưởng thành thiếu các tế bào thụ cảm ánh sáng dạng que, tình trạng khiến chúng bị mù trong bóng tối.
Sau 4-6 tuần, các tế bào được cấy dường như đang hoạt động hiệu quả như những tế bào thụ cảm ánh sáng dạng que bình thường và đã hình thánh các liên kết cần thiết để truyền thông tin hình ảnh về não.
Trong thử nghiệm, những con chuột mới được cấy tế bào dạng que đã có thể sử dụng dấu hiệu trực quan (visual cue) để nhanh chóng tìm thấy một bục nổi trong một bể nước nhỏ được giấu trong bóng tối, trong khi những con chuột không được điều trị chỉ tìm thấy bục nổi một cách tình cờ sau khi bơi lòng vòng.
Giáo sư Robin Ali, người đứng đầu nghiên cứu, nói nhóm của ông hy vọng có thể sớm tái hiện thành công này với những tế bào thụ cảm ánh sáng từ các tế bào gốc ban đầu và rốt cuộc tiến hành các thử nghiệm ở người.
Việc mất các tế bào thụ cảm ánh sáng là nguyên nhân khiến nhiều người bị mù do các bệnh về mắt, trong đó có chứng mắt kém do tuổi tác, viêm võng mạc sắc tố và mù do bệnh tiểu đường./.
Huy Lê (Vietnam+)