Với thu nhập từ 120-150 triệu đồng cho mỗi hécta cây susu, đời sống người dân xã vùng cao Lũng Vân, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đang từng ngày được nâng cao, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên làm giàu ngay tại quê hương.
Tháng Năm này, lên xã Lũng Vân nhìn màu xanh bạt ngàn của những giàn susu trĩu quả, các mế, các chị cần mẫn hái quả, bó ngọn chuyển về Thủ đô Hà Nội tiêu thụ, chúng tôi cảm nhận sự khởi sắc ở vùng cao nơi đây.
Mới chỉ vài năm trước đây thôi, hàng chục hécta đất Đồng Luông, Bãi Lìm vẫn còn bị bỏ hoang hóa, cỏ dại mọc ngút ngàn.
Người mở lối làm ăn mới cho người dân nơi đây, chính là chàng thanh niên Đinh Văn Long, 33 tuổi, quê ở Văn Lang, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) - từng nhiều năm buôn bán rau quả ở chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội.
Khi được hỏi, duyên cớ gì mà lại bỏ phố, lên rừng để làm giàu, Long kể lại: "Cũng là tình cờ, em gặp mấy bác cán bộ xã xuống núi, tìm cách tiêu thụ nông sản cho bà con. Họ giới thiệu ở vùng cao Lũng Vân đất đai màu mỡ nhưng còn hoang hóa nhiều, người dân đang lúng túng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; rồi vận động em bỏ vốn đầu tư trồng rau sạch, có khi lãi hơn đi buôn. Nghe bùi tai, em lên thung lũng mây khảo sát một chuyến, được xã tạo điều kiện cho thuê lại hơn 3ha đất của ông Trần Lệ với giá 33 triệu đồng/năm. Thế là em đồng ý luôn."
Dồn hết vốn liếng của gia đình được gần 300 triệu đồng sau bao năm tích cóp, tháng 9/2009, Long đưa vợ con lên núi quyết chí lập nghiệp. Long thuê gần hai chục lao động người địa phương với giá 40.000 đồng/ngày công và nuôi cơm bữa trưa.
Long kể, vất vả nhất là hướng dẫn bà con canh tác đúng kỹ thuật, làm việc theo tác phong công nghiệp chứ không tùy hứng như xưa. Xác định thổ nhưỡng, khí hậu vùng cao thích hợp với cây susu nên anh đã đầu tư trồng để lấy quả và lấy ngọn làm chủ lực, đồng thời dành một phần diện tích đất trồng su hào, bắp cải, cải thảo, đậu đỗ.
Đất không phụ công người gieo hạt, chăm bẵm, 1ha trồng susu ở đây cho năng xuất cao từ 70-80 tấn quả, năm cho thu hoạch hai lứa.
Còn trồng susu lấy ngọn thì thu hoạch quanh năm, tính ra mỗi hécta cây susu cho thu nhập từ 120-150 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Từ mô hình này, người dân địa phương đã học hỏi làm theo, mở rộng tới 70ha cây susu. Đến nay có tới hơn 1.000 hộ dân ở cả năm xã gồm Ngổ Luông, Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn tham gia trồng susu lấy ngọn.
Ngoài diện tích trồng rải rác từ 500-1.000 m2/hộ, xuất hiện hàng chục hộ trồng susu với quy mô 1-4ha như các ông Nguyễn Văn Quang ở xóm Biệng (xã Quyết Chiến), Đinh Văn Miêng ở xóm Chiềng (xã Lũng Vân)...
Riêng hộ ông Quang, năm qua trồng 4ha thu về gần 1 tỷ đồng, lãi gấp năm lần so với trồng ngô.
Cùng với gia đình anh Long, nhiều hộ khác ở huyện Tân Lạc đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.
Từ chỗ bà con dân tộc ở vùng cao Tân Lạc trồng susu leo ở bờ rào hoặc ngọn cây theo lối tự cung tự cấp, nay các hộ đã sản xuất hàng hóa tập trung, đánh luống, trồng khóm, làm giàn cho susu leo và bón bằng phân chuồng, NPK theo đúng quy trình nên susu cho ngọn đều, thu hái lâu dài.
Loại rau sạch này ở vùng cao Tân Lạc giờ không chỉ phục vụ thị trường trong tỉnh Hòa Bình mà còn cung ứng ra ngoại tỉnh, tạo đầu ra ổn định.
Ông Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho rằng nếu xây dựng được thương hiệu cho susu ở đây thì có thể cạnh tranh được với susu ở Tam Đảo hay Sa Pa; một cơ hội để nông sản Hòa Bình cung cấp rộng rãi hơn cho thị trường trong nước./.
Tháng Năm này, lên xã Lũng Vân nhìn màu xanh bạt ngàn của những giàn susu trĩu quả, các mế, các chị cần mẫn hái quả, bó ngọn chuyển về Thủ đô Hà Nội tiêu thụ, chúng tôi cảm nhận sự khởi sắc ở vùng cao nơi đây.
Mới chỉ vài năm trước đây thôi, hàng chục hécta đất Đồng Luông, Bãi Lìm vẫn còn bị bỏ hoang hóa, cỏ dại mọc ngút ngàn.
Người mở lối làm ăn mới cho người dân nơi đây, chính là chàng thanh niên Đinh Văn Long, 33 tuổi, quê ở Văn Lang, huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) - từng nhiều năm buôn bán rau quả ở chợ đầu mối Long Biên, Hà Nội.
Khi được hỏi, duyên cớ gì mà lại bỏ phố, lên rừng để làm giàu, Long kể lại: "Cũng là tình cờ, em gặp mấy bác cán bộ xã xuống núi, tìm cách tiêu thụ nông sản cho bà con. Họ giới thiệu ở vùng cao Lũng Vân đất đai màu mỡ nhưng còn hoang hóa nhiều, người dân đang lúng túng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; rồi vận động em bỏ vốn đầu tư trồng rau sạch, có khi lãi hơn đi buôn. Nghe bùi tai, em lên thung lũng mây khảo sát một chuyến, được xã tạo điều kiện cho thuê lại hơn 3ha đất của ông Trần Lệ với giá 33 triệu đồng/năm. Thế là em đồng ý luôn."
Dồn hết vốn liếng của gia đình được gần 300 triệu đồng sau bao năm tích cóp, tháng 9/2009, Long đưa vợ con lên núi quyết chí lập nghiệp. Long thuê gần hai chục lao động người địa phương với giá 40.000 đồng/ngày công và nuôi cơm bữa trưa.
Long kể, vất vả nhất là hướng dẫn bà con canh tác đúng kỹ thuật, làm việc theo tác phong công nghiệp chứ không tùy hứng như xưa. Xác định thổ nhưỡng, khí hậu vùng cao thích hợp với cây susu nên anh đã đầu tư trồng để lấy quả và lấy ngọn làm chủ lực, đồng thời dành một phần diện tích đất trồng su hào, bắp cải, cải thảo, đậu đỗ.
Đất không phụ công người gieo hạt, chăm bẵm, 1ha trồng susu ở đây cho năng xuất cao từ 70-80 tấn quả, năm cho thu hoạch hai lứa.
Còn trồng susu lấy ngọn thì thu hoạch quanh năm, tính ra mỗi hécta cây susu cho thu nhập từ 120-150 triệu đồng sau khi trừ chi phí.
Từ mô hình này, người dân địa phương đã học hỏi làm theo, mở rộng tới 70ha cây susu. Đến nay có tới hơn 1.000 hộ dân ở cả năm xã gồm Ngổ Luông, Quyết Chiến, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn tham gia trồng susu lấy ngọn.
Ngoài diện tích trồng rải rác từ 500-1.000 m2/hộ, xuất hiện hàng chục hộ trồng susu với quy mô 1-4ha như các ông Nguyễn Văn Quang ở xóm Biệng (xã Quyết Chiến), Đinh Văn Miêng ở xóm Chiềng (xã Lũng Vân)...
Riêng hộ ông Quang, năm qua trồng 4ha thu về gần 1 tỷ đồng, lãi gấp năm lần so với trồng ngô.
Cùng với gia đình anh Long, nhiều hộ khác ở huyện Tân Lạc đã vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê hương.
Từ chỗ bà con dân tộc ở vùng cao Tân Lạc trồng susu leo ở bờ rào hoặc ngọn cây theo lối tự cung tự cấp, nay các hộ đã sản xuất hàng hóa tập trung, đánh luống, trồng khóm, làm giàn cho susu leo và bón bằng phân chuồng, NPK theo đúng quy trình nên susu cho ngọn đều, thu hái lâu dài.
Loại rau sạch này ở vùng cao Tân Lạc giờ không chỉ phục vụ thị trường trong tỉnh Hòa Bình mà còn cung ứng ra ngoại tỉnh, tạo đầu ra ổn định.
Ông Bùi Văn Nhỏ, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho rằng nếu xây dựng được thương hiệu cho susu ở đây thì có thể cạnh tranh được với susu ở Tam Đảo hay Sa Pa; một cơ hội để nông sản Hòa Bình cung cấp rộng rãi hơn cho thị trường trong nước./.
Nhan Sinh (TTXVN)