Cây hoàng mai 120 tuổi giá 4 tỷ đồng xuống chợ hoa truyền thống Hà Nội
Cây hoàng mai 120 năm tuổi, cao hơn 3m đang hiện diện tại Chợ hoa Tết truyền thống trên phố Phùng Hưng được chủ nhân rao bán với giá 4 tỷ đồng.
Minh Sơn
Tại khu vực Chợ hoa Tết truyền thống trên phố Phùng Hưng và Hàng Lược xuất hiện một cây hoàng mai được rao bán giá 4 tỷ đồng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Được biết, đây là cây hoàng mai hơn 120 năm tuổi được vận chuyển từ Huế ra đúng dịp Tết Canh Tý 2020. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cây hoàng mai cao hơn 3m được tỉa hết lá nhằm kích nụ hoa nở đúng dịp Tết. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những người chăm sóc cây tại đây cho biết, cây mai có giá trị nhờ tuổi đời cao, không có sự uốn nắn tạo dáng của con người mà các cành mọc tự nhiên tạo ra thế đẹp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây cũng là năm đầu tiên, Chợ hoa Tết truyền thống được kéo dài ra đến tận phố Bích Hoạ Phùng Hưng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo kế hoạch, Chợ hoa Tết truyền thống và các hoạt động tại không gian trưng bày tranh Bích họa phố Phùng Hưng năm nay diễn ra từ ngày 9/1 - 24/1/2020 (tức từ ngày 15 đến nhày 30 tháng Chạp năm Kỷ Hợi). (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chợ hoa truyền thống được tổ chức trên các tuyến phố Hàng Lược, Hàng Khoai, Hàng Rươi, Hàng Mã và tuyến phố Bích họa phố Phùng Hưng thuộc phường Hàng Mã, thời gian họp chợ từ 8h00 - 22h00 hàng ngày. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Từ năm 2018, ngoài tổ chức Chợ hoa Tết truyền thống, quận Hoàn Kiếm đã tổ chức giới thiệu không gian Bích họa trên tuyến phố Phùng Hưng tạo nên không gian văn hóa nghệ thuật, sinh hoạt cộng đồng mới. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đây cũng là tiền đề để tuyến phố Phùng Hưng phát triển theo định hướng dịch vụ, thương mại, du lịch gắn kết với không gian đi bộ khu phố cổ Hà Nội và Chợ hoa Tết hàng năm trên địa bàn quận. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Cũng như mọi năm, chợ hoa Tết truyền thống tại phố Hàng Lược, Hàng Mã, Hàng Rươi, Hàng Khoai (hay còn gọi là chợ hoa Hàng Lược) đã trở thành một nét sinh hoạt độc đáo của người dân phố cổ nói riêng và người dân Hà Nội nói chung từ bao đời nay. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Mỗi dịp Tết đến Xuân về, những người nông dân lại rủ nhau về đây trưng bày đủ các loại hoa để bán. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Phần lớn người bán đến từ những làng hoa như Ngọc Hà, Tứ Liên, Nghi Tàm, Nhật Tân, Quảng Bá…(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Điểm đặc biệt của Chợ hoa Tết truyền thống là chỉ họp một lần duy nhất trong năm, bắt đầu từ ngày 15 đến ngày 30 tháng Chạp. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Càng gần Tết, phiên chợ lại càng đông vui, tấp nập tạo nên một không gian náo nhiệt mang đậm không khí Tết của Hà thành. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Những tiểu thương tại đây cho biết, năm nay đào nở muộn nên giá cao hơn mọi năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chợ hoa Tết truyền thống mà người dân thường quen gọi là chợ hoa Hàng Lược đã trở thành một nét sinh hoạt độc đáo của người dân Phố cổ nói riêng và người dân Hà Nội nói chung. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Theo thời gian, không chỉ mỗi hoa, chợ phiên Hàng Lược 'du nhập' thêm nhiều mặt hàng, quy mô cũng được mở rộng. Chính sự khác biệt này khiến phiên chợ có phần ồn ào và xô bồ hơn trước. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Tuy vậy, không ít các thế hệ người Hà Nội vẫn tìm về đây, vào những ngày cuối cùng của năm. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Họ tìm thấy giữa những hối hả, tấp nập là khoảng lặng, sự bình yên mà không phải phiên chợ nào cũng có. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Chỉ còn 10 ngày nữa sẽ đến Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhưng những cành đào đã tranh thủ khoe sắc khắp con phố nhỏ. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Thông qua hoạt động chợ hoa Tết truyền thống, Quận Hoàn Kiếm sẽ có dịp quảng bá, giới thiệu với khách du lịch trong và ngoài nước về Tết Nguyên đán cổ truyền, giới thiệu và trưng bày các sản phẩm truyền thống. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
(Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Hoạt động này cũng sẽ góp phần rất lớn vào việc bảo tồn, quảng bá và phát huy giá trị các giá trị di sản văn hóa phi vật thể, gìn giữ nét đẹp văn hóa của người Hà Nội đến bạn bè trong nước và quốc tế. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Đồng thời hoạt động này sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển du lịch, đưa quận Hoàn Kiếm, khu Phố cổ Hà Nội trở thành điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Dự kiến trong dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, thị trường Thành phố Hồ Chí Minh sẽ tiêu thụ khoảng 600.000-700.000 chậu mai, 250.000-300.000 chậu bonsai, 150 triệu cành các loại hoa cúc, hồng...
Những ngày này, tại làng hoa lay ơn ở Bình Ngọc tấp nập cảnh người dân chăm sóc và mua bán hoa, những luống hoa chuẩn bị bán vào dịp Tết, đến ngày Rằm tháng Chạp đã có búp đẹp.
Theo tổng kết của Ủy ban Nhân dân xã Đông Sơn, vụ đào năm trước tổng thu từ cây đào phai của xã lên tới gần 20 tỷ đồng, dự kiến năm nay sẽ cao hơn do giá thành cây đào năm nay tăng hơn.