Các nhà khoa học Mỹ vừa thực hiện cấy gen được lấy từ tảo biển vào tế bào lưỡng cực trong võng mạc chuột bị mù.
Kết quả cho thấy sau khi được cấy ghép mắt chuột đã trở lại sáng bình thường.
Các nhà khoa học thuộc Viện y học di truyền, Phân viện Los Angeles, Đại học Southern California đã tiến hành thí nghiệm trên chuột bằng cách lợi dụng liệu pháp gen.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học lợi dụng một loại virus đã được "huấn luyện" để đưa một loại gen tảo biển vào trong tế bào lưỡng cực của chuột bị mù. Mục đích là để cho gen này tạo ra protein ChR2 - loại protein giúp tảo biển di chuyển tới chỗ có ánh sáng.
Tế bào lưỡng cực sau khi được cấy gen có thể cảm nhận ánh sáng và truyền tín hiệu tới tế bào hạch thần kinh, qua đó giúp chuột khôi phục khả năng cảm nhận ánh sáng và bóng tối.
Trước đó, chúng ta đều lo lắng về tính an toàn của liệu pháp gen, đặc biệt là liệu pháp vận chuyển gen thông qua virus. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên cho thấy chuột thí nghiệm được cấy ghép gen không thấy xuất hiện phản ứng đào thải.
Theo các nhà khoa học, trong vòng hai năm tới sẽ thí nghiệm lâm sàng trên người. Công nghệ mới này có ý nghĩa quan trọng mang lại ánh sáng cho nhiều người mù.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Trị liệu phân tử./.
Kết quả cho thấy sau khi được cấy ghép mắt chuột đã trở lại sáng bình thường.
Các nhà khoa học thuộc Viện y học di truyền, Phân viện Los Angeles, Đại học Southern California đã tiến hành thí nghiệm trên chuột bằng cách lợi dụng liệu pháp gen.
Trong thí nghiệm, các nhà khoa học lợi dụng một loại virus đã được "huấn luyện" để đưa một loại gen tảo biển vào trong tế bào lưỡng cực của chuột bị mù. Mục đích là để cho gen này tạo ra protein ChR2 - loại protein giúp tảo biển di chuyển tới chỗ có ánh sáng.
Tế bào lưỡng cực sau khi được cấy gen có thể cảm nhận ánh sáng và truyền tín hiệu tới tế bào hạch thần kinh, qua đó giúp chuột khôi phục khả năng cảm nhận ánh sáng và bóng tối.
Trước đó, chúng ta đều lo lắng về tính an toàn của liệu pháp gen, đặc biệt là liệu pháp vận chuyển gen thông qua virus. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu trên cho thấy chuột thí nghiệm được cấy ghép gen không thấy xuất hiện phản ứng đào thải.
Theo các nhà khoa học, trong vòng hai năm tới sẽ thí nghiệm lâm sàng trên người. Công nghệ mới này có ý nghĩa quan trọng mang lại ánh sáng cho nhiều người mù.
Kết quả nghiên cứu được đăng trên tạp chí Trị liệu phân tử./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)