Cầu truyền hình trực tiếp "Người đi mở cõi" tôn vinh công đức của Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh - người có công mở rộng bờ cõi nước Việt về phương Nam sẽ diễn ra tối 19/6 tại bốn điểm cầu Hà Nội, Quảng Bình, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.
Đây là chương trình quan trọng nhất của Lễ hội "Tìm về cội nguồn" kỷ niệm 310 năm ngày mất của Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trong hệ thống các sự kiện chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tại buổi họp báo giới thiệu chương trình diễn ra chiều 9/6 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, ông Trần Công Thuật, đại diện Ban chỉ đạo chương trình cho biết cầu truyền hình "Người đi mở cõi" thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với nhân vật lịch sử đã có công mở rộng bờ cõi nước Việt về phương Nam, định hình nước Việt thành dải đất hình chữ S như ngày nay.
Tại điểm cầu Hà Nội, chương trình diễn ra tại tượng đài Lý Thái Tổ; tại Quảng Bình là khu lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra tại đường Nguyễn Hữu Cảnh; còn tại Đồng Nai diễn ra tại đền Bình Kính thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh. Sân khấu tại Quảng Bình là sân khấu chính.
Trong cầu truyền hình này, hơn 400 nghệ sỹ sẽ mang tới cho công chúng cả nước các tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc, đa dạng, phong phú, tái hiện hình ảnh Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nối dòng chảy văn hóa thuần Việt với những câu chuyện cổ tích, các bài dân ca, phong tục tập quán, ca dao tục ngữ... vào phương Nam.
Đặc biệt chương trình còn có phần giao lưu với các nhà sử học, nhà văn hóa, nhân dân miền Trung-Tây Nguyên, miền Nam để giúp công chúng cả nước hiểu sâu sắc hơn về Nguyễn Hữu Cảnh.
Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình. Trong suốt chiều dài 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, ông có công đầu trong việc mở mang bờ cõi, giúp nhân dân khẩn hoang, ổn định cuộc sống, thiết lập trật tự xã hội và giúp cho một vùng đất phương Nam rộng lớn phát triển vững vàng.
Các đời Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn về sau đã phong sắc, suy tôn công lao mở mang bờ cõi, hộ quốc dân an của Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là một trong những nhân vật lịch sử được nhân dân phương Nam thờ phụng nhiều nhất; nhiều vùng đất, sông nước đến nay vẫn mang tên ông cùng với hệ thống đền thờ tưởng nhớ ở nhiều tỉnh, thành phố phía Nam...
Cầu truyền hình trực tiếp "Người đi mở cõi" do Trung tâm Đo kiểm và Dịch vụ Phát thanh-Truyền hình, Công ty cổ phần truyền thông PSC phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Bình thực hiện./.
Đây là chương trình quan trọng nhất của Lễ hội "Tìm về cội nguồn" kỷ niệm 310 năm ngày mất của Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nằm trong hệ thống các sự kiện chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Tại buổi họp báo giới thiệu chương trình diễn ra chiều 9/6 tại Hà Nội, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Bình, ông Trần Công Thuật, đại diện Ban chỉ đạo chương trình cho biết cầu truyền hình "Người đi mở cõi" thể hiện lòng biết ơn sâu sắc với nhân vật lịch sử đã có công mở rộng bờ cõi nước Việt về phương Nam, định hình nước Việt thành dải đất hình chữ S như ngày nay.
Tại điểm cầu Hà Nội, chương trình diễn ra tại tượng đài Lý Thái Tổ; tại Quảng Bình là khu lăng mộ Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh; tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra tại đường Nguyễn Hữu Cảnh; còn tại Đồng Nai diễn ra tại đền Bình Kính thờ Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh. Sân khấu tại Quảng Bình là sân khấu chính.
Trong cầu truyền hình này, hơn 400 nghệ sỹ sẽ mang tới cho công chúng cả nước các tiết mục văn hóa nghệ thuật đặc sắc, đa dạng, phong phú, tái hiện hình ảnh Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh nối dòng chảy văn hóa thuần Việt với những câu chuyện cổ tích, các bài dân ca, phong tục tập quán, ca dao tục ngữ... vào phương Nam.
Đặc biệt chương trình còn có phần giao lưu với các nhà sử học, nhà văn hóa, nhân dân miền Trung-Tây Nguyên, miền Nam để giúp công chúng cả nước hiểu sâu sắc hơn về Nguyễn Hữu Cảnh.
Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh (1650-1700) sinh ra và lớn lên tại Quảng Bình. Trong suốt chiều dài 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, ông có công đầu trong việc mở mang bờ cõi, giúp nhân dân khẩn hoang, ổn định cuộc sống, thiết lập trật tự xã hội và giúp cho một vùng đất phương Nam rộng lớn phát triển vững vàng.
Các đời Chúa Nguyễn và Vua Nguyễn về sau đã phong sắc, suy tôn công lao mở mang bờ cõi, hộ quốc dân an của Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là một trong những nhân vật lịch sử được nhân dân phương Nam thờ phụng nhiều nhất; nhiều vùng đất, sông nước đến nay vẫn mang tên ông cùng với hệ thống đền thờ tưởng nhớ ở nhiều tỉnh, thành phố phía Nam...
Cầu truyền hình trực tiếp "Người đi mở cõi" do Trung tâm Đo kiểm và Dịch vụ Phát thanh-Truyền hình, Công ty cổ phần truyền thông PSC phối hợp với Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội, Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Đài Phát thanh-Truyền hình Quảng Bình thực hiện./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)