Tổng cục đường bộ Việt Nam vừa có công văn gửi Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét xin chủ trương sử dụng vốn vay Tổ chức Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) để nghiên cứu, thực hiện sửa chữa triệt để mặt cầu Thăng Long.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cuối năm 2009, bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cấp, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ sửa chữa toàn bộ mặt cầu Thăng Long.
Theo đó, công tác sửa chữa cầu đã tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12/2009. Tuy nhiên, ngay sau khi đưa vào khai thác được 2 tháng, mặt cầu đã xuất hiện nhiều vết nứt, hư hỏng cục bộ gây mất an toàn giao thông. Bộ Giao thông đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước (trong đó có sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản) tiến hành nghiên cứu, khắc phục nhưng chưa có giải pháp công nghệ cũng như nguồn vốn để giải quyết triệt để, đảm bảo an toàn và tuổi thọ công trình.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các bên liên quan tiến hành theo dõi nghiên cứu, đưa ra giải pháp khắc phục và tiếp tục sửa chữa nhằm duy trì giao thông từ tháng 3/2010 đến nay đã qua 3 đợt. Cụ thể, đợt 1 từ 3/2010 - 9/2011; đợt 2 từ tháng 01/2012 - 5/2012; đợt 3 từ tháng 7 - 8/2012) nhưng các vết nứt vẫn tiếp tục xuất hiện.
Nhằm khắc phục hiện trạng hư hỏng, lồi lõm của cầu Thăng Long, trong đợt làm việc từ ngày 14 đến 24/8 vừa qua với Tổng cục Đường bộ, Đoàn tìm hiểu thực tế chuẩn bị Hiệp định vay lần 3 Dự án tín dụng ngành Giao thông Vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia đã thảo luận cụ thể về lộ trình nghiên cứu sửa chữa khắc phục.
Theo đó, hai bên thống nhất là giải pháp sửa chữa triệt để chỉ có thể tiến hành sau khi tuyến Nhật Tân - Nội Bài đã đưa vào khai thác (cuối 2014) trong điều kiện cầu Thăng Long được tạm thời không sử dụng trong thời gian sửa chữa.
Trước mắt, các bên liên quan sẽ sử dụng vốn của Hiệp định vay lần 2 của Dự án để giao tư vấn Dự án (KEI) tiến hành nghiên cứu xác định nguyên nhân hư hỏng, sơ bộ đề xuất giải pháp công nghệ khắc phục và ước tính chi phí sửa chữa trong tháng 10/2012 (khoản kinh phí nghiên cứu này sẽ được bù trả trong hiệp định vay thứ 3 cho Dự án).
“Dự kiến nguồn vốn sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ được lựa chọn 1 trong 2 phương án sau trên cơ sở kết quả nghiên cứu,” Tổng cục Đường bộ tiết lộ.
Cụ thể, nếu kết quả nghiên cứu cho thấy việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long không quá phức tạp, có thể sửa chữa trong thời gian ngắn, hoàn thành được trước tháng 6/2016 thì JICA sẽ xem xét báo cáo Chính phủ Nhật Bản cho sử dụng vốn dư Dự án xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội giai đoạn 2.
Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long phức tạp, JICA sẽ xem xét sử dụng vốn Hiệp định thứ 3 Dự án tín dụng ngành Giao thông Vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia như một hạng mục mới của Dự án tín dụng ngành cải tạo mạng lưới đường quốc gia.
Bởi vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét và cho phép nghiên cứu sơ bộ sửa chữa mặt cầu Thăng Long và giao cho Tư vấn Katahira & Engineers International (KEI) thực hiện trong tháng 9 đến tháng 10/2012. Kinh phí ước tính tổng cộng khoảng 12,5 tỷ đồng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn dư của Hiệp định thứ 3 Dự án tín dụng ngành Giao thông Vận tải để thực hiện việc nghiên cứu phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long./.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, cuối năm 2009, bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước cấp, Bộ Giao thông Vận tải đã giao Tổng cục Đường bộ sửa chữa toàn bộ mặt cầu Thăng Long.
Theo đó, công tác sửa chữa cầu đã tiến hành từ tháng 10 đến tháng 12/2009. Tuy nhiên, ngay sau khi đưa vào khai thác được 2 tháng, mặt cầu đã xuất hiện nhiều vết nứt, hư hỏng cục bộ gây mất an toàn giao thông. Bộ Giao thông đã phối hợp với các chuyên gia trong và ngoài nước (trong đó có sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản) tiến hành nghiên cứu, khắc phục nhưng chưa có giải pháp công nghệ cũng như nguồn vốn để giải quyết triệt để, đảm bảo an toàn và tuổi thọ công trình.
Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã chỉ đạo các bên liên quan tiến hành theo dõi nghiên cứu, đưa ra giải pháp khắc phục và tiếp tục sửa chữa nhằm duy trì giao thông từ tháng 3/2010 đến nay đã qua 3 đợt. Cụ thể, đợt 1 từ 3/2010 - 9/2011; đợt 2 từ tháng 01/2012 - 5/2012; đợt 3 từ tháng 7 - 8/2012) nhưng các vết nứt vẫn tiếp tục xuất hiện.
Nhằm khắc phục hiện trạng hư hỏng, lồi lõm của cầu Thăng Long, trong đợt làm việc từ ngày 14 đến 24/8 vừa qua với Tổng cục Đường bộ, Đoàn tìm hiểu thực tế chuẩn bị Hiệp định vay lần 3 Dự án tín dụng ngành Giao thông Vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia đã thảo luận cụ thể về lộ trình nghiên cứu sửa chữa khắc phục.
Theo đó, hai bên thống nhất là giải pháp sửa chữa triệt để chỉ có thể tiến hành sau khi tuyến Nhật Tân - Nội Bài đã đưa vào khai thác (cuối 2014) trong điều kiện cầu Thăng Long được tạm thời không sử dụng trong thời gian sửa chữa.
Trước mắt, các bên liên quan sẽ sử dụng vốn của Hiệp định vay lần 2 của Dự án để giao tư vấn Dự án (KEI) tiến hành nghiên cứu xác định nguyên nhân hư hỏng, sơ bộ đề xuất giải pháp công nghệ khắc phục và ước tính chi phí sửa chữa trong tháng 10/2012 (khoản kinh phí nghiên cứu này sẽ được bù trả trong hiệp định vay thứ 3 cho Dự án).
“Dự kiến nguồn vốn sửa chữa mặt cầu Thăng Long sẽ được lựa chọn 1 trong 2 phương án sau trên cơ sở kết quả nghiên cứu,” Tổng cục Đường bộ tiết lộ.
Cụ thể, nếu kết quả nghiên cứu cho thấy việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long không quá phức tạp, có thể sửa chữa trong thời gian ngắn, hoàn thành được trước tháng 6/2016 thì JICA sẽ xem xét báo cáo Chính phủ Nhật Bản cho sử dụng vốn dư Dự án xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội giai đoạn 2.
Nếu kết quả nghiên cứu cho thấy việc sửa chữa mặt cầu Thăng Long phức tạp, JICA sẽ xem xét sử dụng vốn Hiệp định thứ 3 Dự án tín dụng ngành Giao thông Vận tải để cải tạo mạng lưới đường quốc gia như một hạng mục mới của Dự án tín dụng ngành cải tạo mạng lưới đường quốc gia.
Bởi vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét và cho phép nghiên cứu sơ bộ sửa chữa mặt cầu Thăng Long và giao cho Tư vấn Katahira & Engineers International (KEI) thực hiện trong tháng 9 đến tháng 10/2012. Kinh phí ước tính tổng cộng khoảng 12,5 tỷ đồng và báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng nguồn vốn dư của Hiệp định thứ 3 Dự án tín dụng ngành Giao thông Vận tải để thực hiện việc nghiên cứu phương án sửa chữa mặt cầu Thăng Long./.
Việt Hùng (Vietnam+)