Vào những ngày cuối tháng Tư lịch sử, tôi may mắn được nghe kể về những hoạt động phản chiến và ủng hộ Việt Nam giai đoạn trước 1975 của Liên đoàn Y tế Thụy Sĩ (CSS) - một tổ chức chính trị nhân đạo, hỗ trợ về y tế, đoàn kết với các dân tộc bị áp bức đấu tranh vì tự do và độc lập.
Tôi đã có dịp tiếp xúc, trò chuyện với hai thành viên của CSS và cũng là hai mẹ con, hai thế hệ trong một gia đình, bà Mona và Marianne Zbinden.
Hai bà gần như đã dành trọn những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mình cho phong trào chống chiến tranh và ủng hộ dân tộc Việt Nam qua các hoạt động nhân đạo của CSS.
Bà Mona tham gia các hoạt động ủng hộ Việt Nam từ năm 1954 và con của bà, bà Marianne, nối tiếp tấm gương của mẹ từ 1969.
Theo lời kể của bà Mona, CSS được thành lập từ năm 1937, xuất phát từ Liên đoàn Y tế Thế giới. Hoạt động đầu tiên của CSS là ủng hộ những người cộng hòa Tây Ban Nha trong cuộc chiến Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, hoạt động cao trào và mạnh mẽ nhất của CSS chính là quãng thời gian chống chiến tranh và ủng hộ dân tộc Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam.
Bà Mona nhớ lại vào mùa Thu năm 1965, theo sáng kiến của bác sỹ Marc Oltramare, một nhóm bác sỹ đã họp bàn tại nhà riêng của bác sỹ Armand Forel tại Nyon, bang Vaud, Liên bang Thụy Sĩ (tiếp giáp với Geneva), nhằm tổ chức giúp đỡ dân tộc Việt Nam.
Theo đề xuất của bác sỹ Armand Forel, một ủy ban "hỗ trợ Việt Nam" của CSS đã được thành lập. Một trong những hoạt động đầu tiên của ủy ban này là tố cáo mối đe dọa của chiến tranh hóa học và vi khuẩn học mà phái diều hóa của Lầu Năm Góc dự kiến tiến hành tại Việt Nam.
Bác sỹ Armand Forel đã mang lại sự ủng hộ quý báu cho Việt Nam khi soạn thảo tài liệu có nhan đề "Việt Nam: Tài liệu về chiến tranh hóa học và sinh học." Tài liệu được dịch ra nhiều thứ tiếng và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của dư luận thế giới phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Tài liệu này cũng đã được tham khảo trong cuộc điều tra về tội ác chiến tranh ở Việt Nam của Tòa án Bertrand Russel.
"Giúp đỡ miền Bắc Việt Nam và Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam Việt Nam chính là giúp phản đối các cuộc ném bom, sử dụng bom napan, khí gas độc và các chất hóa học nhằm tàn sát dân thường. Ủng hộ dân tộc Việt Nam chính là ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc" là lời kêu gọi của các bác sỹ thành viên sáng lập của CSS, bà Mona nhớ lại.
Bà tâm sự: "Trong nhận thức của tôi và nhiều người Thụy Sĩ tiến bộ thời đó, dân tộc Việt Nam đang phải đấu tranh ngoan cường vì độc lập và tự do, bất chấp bom đạn và mọi vũ khí hủy diệt tối tân nhất. Giúp đỡ Việt Nam chính là giúp đỡ các nạn nhân của chiến tranh hủy diệt."
Thấu hiểu những khó khăn mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng khi vừa ra khỏi cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), bà Mona và các thành viên của CSS đã đi khắp Thụy Sĩ để vận động thành lập các nhóm làm việc sẵn sàng liên kết giúp đỡ dân tộc Việt Nam.
Kết quả, CSS đã nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của người dân Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để vận chuyển số lượng hàng hóa, thuốc men và các thiết bị y tế cho người dân Việt Nam khi ở cách xa hàng vạn dặm. Vốn là con người của công việc, bác sỹ Armand Forel đã không mất nhiều thời gian cho việc tìm câu trả lời này.
Khi biết Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam có văn phòng đại diện tại Prague, Armand Forel đã tranh thủ dịp cuối tuần để đáp máy bay đi và quay trở về với câu trả lời. Từ đó, CSS đã thiết lập được mạng lưới chuyển hàng đa dạng cho Việt Nam như đường sắt tới Mátxcơva, Trung Quốc, đường hàng không và đường thủy.
Để có ngân sách ủng hộ Việt Nam, hai mẹ con bà Zbinden và các thành viên khác của CSS đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như bán đồ ăn ở các hội chợ, thiết kế, sản xuất và bán thiệp chúc mừng và quyên góp từ thiện...
Nhiều sinh viên Việt Nam đi du học tại Thụy Sĩ thời điểm đó cũng đã tham gia tích cực vào các hoạt động của CSS.
Bà Mona cũng cho biết một kỷ niệm không bao giờ quên của bà là những hình ảnh khi bà cùng các thành viên may cờ Việt Nam phục vụ cho các cuộc biểu tình và diễu hành ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Và xúc động nhất là khi bà cùng những thành viên khác giăng cờ Việt Nam trên đường tuần hành thì nhận được rất nhiều tiền ủng hộ của người dân tung lên lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam.
Không chỉ có hàng hóa, thuốc men và các thiết bị y tế ủng hộ Việt Nam, CSS còn vận động đông đảo người Thụy Sĩ tham gia phong trào hiến máu cho Việt Nam.
Trong giai đoạn cao trào 1965-1977, CSS đã quyên góp và ủng hộ hàng tấn thuốc men và thiết bị y tế cho Việt Nam. Nhiều chuyến hàng được vận chuyển tới nơi an toàn nhưng cũng có nhiều chuyến bị phía Mỹ ngăn cản, thậm chí tịch thu, trong đó đặc biệt phải kể tới chuyến hàng có xe cứu thương tích hợp phòng mổ và chụp X-quang.
Sau những chuyến hàng không may này, CSS buộc phải bố trí người áp tải hàng vận chuyển về Việt Nam.
Không chỉ tham gia các hoạt động ủng hộ Việt Nam, mẹ con bà Zbinden còn bố trí nơi ăn ở và hỗ trợ các đoàn cán bộ của Việt Nam sang tham dự hội nghị quốc tế tại Thụy Sĩ.
Khi nhắc tới ngày 30/4/1975, ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, mẹ con bà Zbinden rất xúc động chia sẻ: "Đó là một ngày tuyệt vời, ngày hết sức hạnh phúc đối với chúng tôi. Những cố gắng của các bạn và đoàn kết của chúng ta đã được đền đáp. Đã có những cuộc tuần hành lớn tại Bern và những thành phố lớn khác của Thụy Sĩ để ăn mừng sự kiện lịch sử này."
Mới đây, sau 35 năm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, bà Marianne Zbiden đã có dịp tới thăm Việt Nam.
"Tôi rất vui khi tới Việt Nam, người Việt Nam thật cởi mở và dễ gần. Một điểm nữa khiến tôi vui hơn đó là được chứng kiến cảnh đổi thay sau chiến tranh trên đất nước các bạn," bà Marianne Zbiden nói./.
Tôi đã có dịp tiếp xúc, trò chuyện với hai thành viên của CSS và cũng là hai mẹ con, hai thế hệ trong một gia đình, bà Mona và Marianne Zbinden.
Hai bà gần như đã dành trọn những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời mình cho phong trào chống chiến tranh và ủng hộ dân tộc Việt Nam qua các hoạt động nhân đạo của CSS.
Bà Mona tham gia các hoạt động ủng hộ Việt Nam từ năm 1954 và con của bà, bà Marianne, nối tiếp tấm gương của mẹ từ 1969.
Theo lời kể của bà Mona, CSS được thành lập từ năm 1937, xuất phát từ Liên đoàn Y tế Thế giới. Hoạt động đầu tiên của CSS là ủng hộ những người cộng hòa Tây Ban Nha trong cuộc chiến Tây Ban Nha.
Tuy nhiên, hoạt động cao trào và mạnh mẽ nhất của CSS chính là quãng thời gian chống chiến tranh và ủng hộ dân tộc Việt Nam trong chiến tranh Việt Nam.
Bà Mona nhớ lại vào mùa Thu năm 1965, theo sáng kiến của bác sỹ Marc Oltramare, một nhóm bác sỹ đã họp bàn tại nhà riêng của bác sỹ Armand Forel tại Nyon, bang Vaud, Liên bang Thụy Sĩ (tiếp giáp với Geneva), nhằm tổ chức giúp đỡ dân tộc Việt Nam.
Theo đề xuất của bác sỹ Armand Forel, một ủy ban "hỗ trợ Việt Nam" của CSS đã được thành lập. Một trong những hoạt động đầu tiên của ủy ban này là tố cáo mối đe dọa của chiến tranh hóa học và vi khuẩn học mà phái diều hóa của Lầu Năm Góc dự kiến tiến hành tại Việt Nam.
Bác sỹ Armand Forel đã mang lại sự ủng hộ quý báu cho Việt Nam khi soạn thảo tài liệu có nhan đề "Việt Nam: Tài liệu về chiến tranh hóa học và sinh học." Tài liệu được dịch ra nhiều thứ tiếng và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ của dư luận thế giới phản đối chiến tranh tại Việt Nam. Tài liệu này cũng đã được tham khảo trong cuộc điều tra về tội ác chiến tranh ở Việt Nam của Tòa án Bertrand Russel.
"Giúp đỡ miền Bắc Việt Nam và Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam Việt Nam chính là giúp phản đối các cuộc ném bom, sử dụng bom napan, khí gas độc và các chất hóa học nhằm tàn sát dân thường. Ủng hộ dân tộc Việt Nam chính là ủng hộ quyền tự quyết của các dân tộc" là lời kêu gọi của các bác sỹ thành viên sáng lập của CSS, bà Mona nhớ lại.
Bà tâm sự: "Trong nhận thức của tôi và nhiều người Thụy Sĩ tiến bộ thời đó, dân tộc Việt Nam đang phải đấu tranh ngoan cường vì độc lập và tự do, bất chấp bom đạn và mọi vũ khí hủy diệt tối tân nhất. Giúp đỡ Việt Nam chính là giúp đỡ các nạn nhân của chiến tranh hủy diệt."
Thấu hiểu những khó khăn mà dân tộc Việt Nam phải chịu đựng khi vừa ra khỏi cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), bà Mona và các thành viên của CSS đã đi khắp Thụy Sĩ để vận động thành lập các nhóm làm việc sẵn sàng liên kết giúp đỡ dân tộc Việt Nam.
Kết quả, CSS đã nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của người dân Thụy Sĩ.
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là làm thế nào để vận chuyển số lượng hàng hóa, thuốc men và các thiết bị y tế cho người dân Việt Nam khi ở cách xa hàng vạn dặm. Vốn là con người của công việc, bác sỹ Armand Forel đã không mất nhiều thời gian cho việc tìm câu trả lời này.
Khi biết Mặt trận Giải phóng miền Nam Việt Nam có văn phòng đại diện tại Prague, Armand Forel đã tranh thủ dịp cuối tuần để đáp máy bay đi và quay trở về với câu trả lời. Từ đó, CSS đã thiết lập được mạng lưới chuyển hàng đa dạng cho Việt Nam như đường sắt tới Mátxcơva, Trung Quốc, đường hàng không và đường thủy.
Để có ngân sách ủng hộ Việt Nam, hai mẹ con bà Zbinden và các thành viên khác của CSS đã tổ chức nhiều hoạt động khác nhau như bán đồ ăn ở các hội chợ, thiết kế, sản xuất và bán thiệp chúc mừng và quyên góp từ thiện...
Nhiều sinh viên Việt Nam đi du học tại Thụy Sĩ thời điểm đó cũng đã tham gia tích cực vào các hoạt động của CSS.
Bà Mona cũng cho biết một kỷ niệm không bao giờ quên của bà là những hình ảnh khi bà cùng các thành viên may cờ Việt Nam phục vụ cho các cuộc biểu tình và diễu hành ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Và xúc động nhất là khi bà cùng những thành viên khác giăng cờ Việt Nam trên đường tuần hành thì nhận được rất nhiều tiền ủng hộ của người dân tung lên lá cờ đỏ sao vàng Việt Nam.
Không chỉ có hàng hóa, thuốc men và các thiết bị y tế ủng hộ Việt Nam, CSS còn vận động đông đảo người Thụy Sĩ tham gia phong trào hiến máu cho Việt Nam.
Trong giai đoạn cao trào 1965-1977, CSS đã quyên góp và ủng hộ hàng tấn thuốc men và thiết bị y tế cho Việt Nam. Nhiều chuyến hàng được vận chuyển tới nơi an toàn nhưng cũng có nhiều chuyến bị phía Mỹ ngăn cản, thậm chí tịch thu, trong đó đặc biệt phải kể tới chuyến hàng có xe cứu thương tích hợp phòng mổ và chụp X-quang.
Sau những chuyến hàng không may này, CSS buộc phải bố trí người áp tải hàng vận chuyển về Việt Nam.
Không chỉ tham gia các hoạt động ủng hộ Việt Nam, mẹ con bà Zbinden còn bố trí nơi ăn ở và hỗ trợ các đoàn cán bộ của Việt Nam sang tham dự hội nghị quốc tế tại Thụy Sĩ.
Khi nhắc tới ngày 30/4/1975, ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam, mẹ con bà Zbinden rất xúc động chia sẻ: "Đó là một ngày tuyệt vời, ngày hết sức hạnh phúc đối với chúng tôi. Những cố gắng của các bạn và đoàn kết của chúng ta đã được đền đáp. Đã có những cuộc tuần hành lớn tại Bern và những thành phố lớn khác của Thụy Sĩ để ăn mừng sự kiện lịch sử này."
Mới đây, sau 35 năm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, bà Marianne Zbiden đã có dịp tới thăm Việt Nam.
"Tôi rất vui khi tới Việt Nam, người Việt Nam thật cởi mở và dễ gần. Một điểm nữa khiến tôi vui hơn đó là được chứng kiến cảnh đổi thay sau chiến tranh trên đất nước các bạn," bà Marianne Zbiden nói./.
Trần Đức Hùng (Vietnam+)