Triển lãm trưng bày “Câu chuyện Mekong - Thách thức và ước mơ" thuộc chương trình hợp tác bảo tàng giữa các nước Đông Nam Á và Thụy Điển đã khai mạc chiều 30/3 tại Bảo tàng tỉnh An Giang.
“Câu chuyện Mekong - Thách thức và ước mơ" là triển lãm trưng bày quốc tế lưu động trong Chương trình hợp tác ở Đông Nam Á (MuSEA) - Chương trình Di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững do quỹ SIDA (Thụy Điển) tài trợ, với sự hợp tác của 15 cơ quan ở bốn quốc gia là Lào, Campuchia, Việt Nam và Thụy Điển.
Với phong cách thiết kế hiện đại của các chuyên gia Thụy Điển, triển lãm đã chọn gần 200 hình ảnh, hiện vật bày trí sống động, linh hoạt thể hiện như dòng chảy của Mekong.
Chín câu chuyện hết sức đời thường, gần gũi được thể hiện trong triển lãm như tín ngưỡng thờ Neskta, giáo dục Chăm, hay sự phát triển của Internet của Campuchia hay câu chuyện về nguồn lương thực chính là gạo nếp của Lào, chuyện về cánh đồng bàng của Việt Nam…
Xoay quanh con sông Mekong, những câu chuyện kể trong cuộc triển lãm này đưa người xem đến với những nền văn hóa phong phú và bản sắc của ba dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia.
Đó là những câu chuyện thực phản ảnh đời sống, tiếng nói từ cộng đồng dân tộc mỗi quốc gia đang chịu tác động mạnh mẽ bởi tiến trình toàn cầu hóa. Đó là giọng nói của sự thay đổi và hành động, nhưng cũng là tiếng nói của truyền thống và tri thức giữa các thế hệ.
Đây là triển lãm quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam với hình thức trưng bày sinh động, trực quan, phương pháp tiếp cận hiện đại.
Người xem có thể trải nghiệm, khám phá nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thông qua từng câu chuyện và có thể chia sẻ, gửi gắm những ước mơ của mình trên cây ước mơ cùng với cư dân trên dòng Mekong. Qua đó kêu gọi mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung là giảm nghèo, bảo vệ môi trường sống và xây dựng Mekong ngày càng phát triển bền vững.
Cuộc triển lãm trưng bày “Câu chuyện Mekong - Thách thức và ước mơ" sẽ được tổ chức An Giang đến hết tháng 6. Tiếp đến sẽ được tổ chức tại Campuchia và Lào, và cuối cùng đến Thụy Điển vào năm 2012.
Triển lãm do Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch Tỉnh An Giang phối hợp với Cục Di sản Văn hóa tổ chức./.
“Câu chuyện Mekong - Thách thức và ước mơ" là triển lãm trưng bày quốc tế lưu động trong Chương trình hợp tác ở Đông Nam Á (MuSEA) - Chương trình Di sản văn hóa vì sự phát triển bền vững do quỹ SIDA (Thụy Điển) tài trợ, với sự hợp tác của 15 cơ quan ở bốn quốc gia là Lào, Campuchia, Việt Nam và Thụy Điển.
Với phong cách thiết kế hiện đại của các chuyên gia Thụy Điển, triển lãm đã chọn gần 200 hình ảnh, hiện vật bày trí sống động, linh hoạt thể hiện như dòng chảy của Mekong.
Chín câu chuyện hết sức đời thường, gần gũi được thể hiện trong triển lãm như tín ngưỡng thờ Neskta, giáo dục Chăm, hay sự phát triển của Internet của Campuchia hay câu chuyện về nguồn lương thực chính là gạo nếp của Lào, chuyện về cánh đồng bàng của Việt Nam…
Xoay quanh con sông Mekong, những câu chuyện kể trong cuộc triển lãm này đưa người xem đến với những nền văn hóa phong phú và bản sắc của ba dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia.
Đó là những câu chuyện thực phản ảnh đời sống, tiếng nói từ cộng đồng dân tộc mỗi quốc gia đang chịu tác động mạnh mẽ bởi tiến trình toàn cầu hóa. Đó là giọng nói của sự thay đổi và hành động, nhưng cũng là tiếng nói của truyền thống và tri thức giữa các thế hệ.
Đây là triển lãm quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam với hình thức trưng bày sinh động, trực quan, phương pháp tiếp cận hiện đại.
Người xem có thể trải nghiệm, khám phá nhiều giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc thông qua từng câu chuyện và có thể chia sẻ, gửi gắm những ước mơ của mình trên cây ước mơ cùng với cư dân trên dòng Mekong. Qua đó kêu gọi mọi người cùng hướng tới mục tiêu chung là giảm nghèo, bảo vệ môi trường sống và xây dựng Mekong ngày càng phát triển bền vững.
Cuộc triển lãm trưng bày “Câu chuyện Mekong - Thách thức và ước mơ" sẽ được tổ chức An Giang đến hết tháng 6. Tiếp đến sẽ được tổ chức tại Campuchia và Lào, và cuối cùng đến Thụy Điển vào năm 2012.
Triển lãm do Sở Văn hóa Thể thao - Du lịch Tỉnh An Giang phối hợp với Cục Di sản Văn hóa tổ chức./.
Vương Thoại Trung (Vietnam+)