Các nguyên thủ quốc gia - những người nắm số phận của hàng chục triệu người, nhưng trước trái bóng tròn, họ cũng như bao người hâm mộ bình thường khác, cuồng nhiệt và đam mê.
Thủ tướng Silvio Berlusconi có lẽ là vị nguyên thủ duy nhất trên thế giới nổi tiếng nhờ bóng đá hơn là nhờ chính trị. Vị Thủ tướng 74 tuổi của Italy là người rất biết kết hợp giữa chính trị và bóng đá, và ở nhiều thời điểm, đội bóng nổi tiếng thế giới AC Milan mà Berlusconi là ông chủ được xem như một công cụ chính trị của ông.
AC Milan mà đá hay, thắng nhiều hay mua được nhiều cầu thủ nổi tiếng thì uy tín và sự ủng hộ đối với Berlusconi tăng, và ngược lại, khi Milan đá chán, nhiều cử tri là fan ruột của đội bóng sọc Đỏ-Đen quay sang chán luôn cả… Berlusconi.
Thời gian gần đây, để cứu vãn sự nghiệp chính trị đang có phần xuống dốc của mình, Berlusconi quyết định cải tổ… Milan. Ông chuyển sang chính sách mang những ngôi sao lớn đã qua thời đỉnh cao nhưng còn nguyên sức hút với giới truyền thông và người hâm mộ, như Ronaldinho hay Beckham về San Siro.
Kết quả là trên sân, Milan có thể không còn là một đội bóng bách chiến bách thắng như trước nữa. Nhưng bù lại, tên tuổi của họ thường xuyên được nhắc tới trên mặt báo nhờ gắn liền với tên tuổi của những ngôi sao ăn khách. Silvio, với tư cách là ông chủ của đội bóng, tất nhiên cũng được thơm lây.
Không sở hữu một đội bóng nào, nhưng Tổng thống của Brazil, Lula da Silva, vẫn được coi là một trong những cổ động viên nhiệt thành nhất của trái bóng tròn. Trước hay sau các trận đấu của đội tuyển Brazil, kiểu gì ông cũng phải có vài câu bình luận. Và tâm trạng của ông thì thường là thay đổi theo thành tích của đội tuyển.
Hồi năm 2008, sau khi Olympic Brazil thúc thủ trước Argentina ở Bắc Kinh, ông đã nói với các phóng viên rằng "khi chứng kiến họ thua trận, tôi chưa bao giờ tức giận đến vậy". Những người thân cận với vị tổng thống 65 tuổi kể rằng trong đống hành lý Lula da Silva mang theo khi đi công cán kiểu gì cũng có một vài bộ trang phục thi đấu của đội tuyển, và bất cứ khi nào có cơ hội là ông lại đem ra "khoe" với những vị lãnh đạo khác.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra ở Italy hồi mùa hè năm ngoái, Lula từng khiến Obama ngượng tới mức chẳng biết nói gì khi mang tặng một chiếc áo thi đấu trên đó có chữ ký của các cầu thủ Brazil đã đánh bại Mỹ 3-2 trong trận chung kết Confed Cup 2009.
Vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ chỉ có thể nói "chúng tôi sẽ không bao giờ để đội bóng của các ngài lội ngược dòng nữa" (trong trận chung kết đó, Mỹ dẫn trước 2-0 nhưng rồi lại thua ngược 3-2). Đáp lại, Lula trả lời: "Chúng tôi có thể" ("Yes, we can" là khẩu hiệu tranh cử của Obama).
Xét về độ cuồng nhiệt, Thủ tướng Tây Ban Nha Zapatero có thể tự tin khẳng định ông không hề thua kém Lula hay bất cứ ai. Và cũng như Berlusconi, Zapatero rất hay "vô tình" để chính trị xen vào bóng đá. Hồi đội tuyển Tây Ban Nha vô địch EURO 2008, Zapatero thậm chí còn mạnh miệng nói rằng "đó là thành công đầu tiên của nền dân chủ".
Năm 2008, trước trận Tây Ban Nha gặp Italia ở tứ kết EURO 2008, Zapatero đã mạnh dạn dự đoán một thắng lợi có tỷ số 3-2 cho đội nhà vì "nước tôi đang mạnh hơn nước họ"! Là một cule (cổ động viên của Barca) nhiệt thành, Zapatero cũng rất hay có những bình luận, đánh giá thú vị về các trận đấu ở giải vô địch quốc gia Primera Liga hay Champions League. Trước mỗi trận "Siêu kinh điển" (Barca gặp Real Madrid), ý kiến của Zapatero luôn là một trong những ý kiến được chờ đợi nhất.
Với Thủ tướng Nga Vladimir Putin, Judo mới là môn "tủ". Tuy nhiên, bóng đá với ông cũng có một vị trí hết sức quan trọng. Giống như cố Tổng thống Elsin, Putin luôn có mặt trên khu VIP của sân vận động nơi tổ chức các trận đấu của đội tuyển Nga. Và nếu đội bóng bỏ lỡ một cơ hội hay ghi được bàn thắng thì người ta cũng thấy Putin bày tỏ sự tiếc nuối hay mừng rỡ như bao người.
Hồi EURO 2008, Putin thường xuyên tới thăm khu tập luyện của các cầu thủ Nga để động viên tinh thần trước mỗi trận đấu dù EURO năm ấy được tổ chức ở tận Áo.
Hiện Putin đang rất tích cực vận động để Nga được trao quyền đăng cai World Cup 2018, và theo Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nga thì sự tham gia của ngài thủ tướng có "vai trò quyết định"./.
Thủ tướng Silvio Berlusconi có lẽ là vị nguyên thủ duy nhất trên thế giới nổi tiếng nhờ bóng đá hơn là nhờ chính trị. Vị Thủ tướng 74 tuổi của Italy là người rất biết kết hợp giữa chính trị và bóng đá, và ở nhiều thời điểm, đội bóng nổi tiếng thế giới AC Milan mà Berlusconi là ông chủ được xem như một công cụ chính trị của ông.
AC Milan mà đá hay, thắng nhiều hay mua được nhiều cầu thủ nổi tiếng thì uy tín và sự ủng hộ đối với Berlusconi tăng, và ngược lại, khi Milan đá chán, nhiều cử tri là fan ruột của đội bóng sọc Đỏ-Đen quay sang chán luôn cả… Berlusconi.
Thời gian gần đây, để cứu vãn sự nghiệp chính trị đang có phần xuống dốc của mình, Berlusconi quyết định cải tổ… Milan. Ông chuyển sang chính sách mang những ngôi sao lớn đã qua thời đỉnh cao nhưng còn nguyên sức hút với giới truyền thông và người hâm mộ, như Ronaldinho hay Beckham về San Siro.
Kết quả là trên sân, Milan có thể không còn là một đội bóng bách chiến bách thắng như trước nữa. Nhưng bù lại, tên tuổi của họ thường xuyên được nhắc tới trên mặt báo nhờ gắn liền với tên tuổi của những ngôi sao ăn khách. Silvio, với tư cách là ông chủ của đội bóng, tất nhiên cũng được thơm lây.
Không sở hữu một đội bóng nào, nhưng Tổng thống của Brazil, Lula da Silva, vẫn được coi là một trong những cổ động viên nhiệt thành nhất của trái bóng tròn. Trước hay sau các trận đấu của đội tuyển Brazil, kiểu gì ông cũng phải có vài câu bình luận. Và tâm trạng của ông thì thường là thay đổi theo thành tích của đội tuyển.
Hồi năm 2008, sau khi Olympic Brazil thúc thủ trước Argentina ở Bắc Kinh, ông đã nói với các phóng viên rằng "khi chứng kiến họ thua trận, tôi chưa bao giờ tức giận đến vậy". Những người thân cận với vị tổng thống 65 tuổi kể rằng trong đống hành lý Lula da Silva mang theo khi đi công cán kiểu gì cũng có một vài bộ trang phục thi đấu của đội tuyển, và bất cứ khi nào có cơ hội là ông lại đem ra "khoe" với những vị lãnh đạo khác.
Bên lề Hội nghị thượng đỉnh G8 diễn ra ở Italy hồi mùa hè năm ngoái, Lula từng khiến Obama ngượng tới mức chẳng biết nói gì khi mang tặng một chiếc áo thi đấu trên đó có chữ ký của các cầu thủ Brazil đã đánh bại Mỹ 3-2 trong trận chung kết Confed Cup 2009.
Vị tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ chỉ có thể nói "chúng tôi sẽ không bao giờ để đội bóng của các ngài lội ngược dòng nữa" (trong trận chung kết đó, Mỹ dẫn trước 2-0 nhưng rồi lại thua ngược 3-2). Đáp lại, Lula trả lời: "Chúng tôi có thể" ("Yes, we can" là khẩu hiệu tranh cử của Obama).
Xét về độ cuồng nhiệt, Thủ tướng Tây Ban Nha Zapatero có thể tự tin khẳng định ông không hề thua kém Lula hay bất cứ ai. Và cũng như Berlusconi, Zapatero rất hay "vô tình" để chính trị xen vào bóng đá. Hồi đội tuyển Tây Ban Nha vô địch EURO 2008, Zapatero thậm chí còn mạnh miệng nói rằng "đó là thành công đầu tiên của nền dân chủ".
Năm 2008, trước trận Tây Ban Nha gặp Italia ở tứ kết EURO 2008, Zapatero đã mạnh dạn dự đoán một thắng lợi có tỷ số 3-2 cho đội nhà vì "nước tôi đang mạnh hơn nước họ"! Là một cule (cổ động viên của Barca) nhiệt thành, Zapatero cũng rất hay có những bình luận, đánh giá thú vị về các trận đấu ở giải vô địch quốc gia Primera Liga hay Champions League. Trước mỗi trận "Siêu kinh điển" (Barca gặp Real Madrid), ý kiến của Zapatero luôn là một trong những ý kiến được chờ đợi nhất.
Với Thủ tướng Nga Vladimir Putin, Judo mới là môn "tủ". Tuy nhiên, bóng đá với ông cũng có một vị trí hết sức quan trọng. Giống như cố Tổng thống Elsin, Putin luôn có mặt trên khu VIP của sân vận động nơi tổ chức các trận đấu của đội tuyển Nga. Và nếu đội bóng bỏ lỡ một cơ hội hay ghi được bàn thắng thì người ta cũng thấy Putin bày tỏ sự tiếc nuối hay mừng rỡ như bao người.
Hồi EURO 2008, Putin thường xuyên tới thăm khu tập luyện của các cầu thủ Nga để động viên tinh thần trước mỗi trận đấu dù EURO năm ấy được tổ chức ở tận Áo.
Hiện Putin đang rất tích cực vận động để Nga được trao quyền đăng cai World Cup 2018, và theo Chủ tịch Liên đoàn bóng đá Nga thì sự tham gia của ngài thủ tướng có "vai trò quyết định"./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)