Trong những gia đình vốn thiếu vắng bóng hình người vợ, người mẹ, ngày 8/3 cũng hóa bất thường khi những lời chúc được dành tặng người đàn ông bất đắc dĩ làm thiên chức “gà trống” nuôi con.
Thoạt đầu, mới nghe câu chuyện “con tổ chức 8/3 cho bố” trong gia đình hàng xóm của người bạn đồng nghiệp quả thấy khó tin và có chút hài hước. Tết 8/3 để dành tặng cho tất cả phụ nữ trên thế gian, cớ sao…
Biết thêm một số hoàn cảnh “gà trống” nuôi con, mới thấy thực sự những câu chuyện “cớ sao” trong đời sống thực vốn oái oăm lại đem đến cho chúng tôi một cảm giác về ngày 8/3 thật khác với lẽ bình thường - Vừa ngậm ngùi và cảm động, bỗng thấy quý trọng, thiêng liêng thêm biết bao thiên chức người phụ nữ của những người đàn ông làm... mẹ.
Bước vào nhà chú Hùng, ở Láng Hạ (Hà Nội), vốn là hàng xóm của cô bạn đồng nghiệp, chúng tôi cảm nhận không khí ngày 8/3 thật ấm áp bên lọ hoa ly thơm lừng đặt ở phòng khách. Từ góc bếp nhỏ, thoang thoảng mùi thơm hấp dẫn của hương liệu món ăn…
Chú Hùng ngượng ngùng: “Khổ, hai cô con gái đang mày mò làm bón bún chả nướng, tổ chức 8/3 cho cả ba bố con. Chúng tếu táo bố là bố nhưng cũng là mẹ, nên bố cũng có phần. Nhiệm vụ của bố là 5 giờ sáng đạp xe ra chợ hoa, mua một bình ly dành tặng hai cô con gái, thế là hoành tráng.”
Chú trầm giọng, kể chuyện “gà trống nuôi con" của mình: “Mình là bộ đội, trước đây vắng nhà suốt, tai họa ập đến khi bà xã bị tai nạn giao thông qua đời. Thời điểm đó con đứa mới lên tiểu học, đứa vào mầm non. Giờ hai cháu đều đã vào đại học, từ thuở ấy đến giờ, mình một thân một mình vun vén, bù đắp vị trí bà xã. Vò võ một mình, gà trống nuôi con vất vả, đắng xót lắm.”
Hương, cô con gái lớn của chú Hùng nhoẻn cười: “Nhiều năm rồi, bố như là mẹ với bọn cháu vậy. Từ ngày hai chị em vào trung học, biết đến ngày 8/3, nên cũng háo hức, mày mò tổ chức cho ba bố con, tuy đỡ tủi thân nhưng thương bố và nhớ mẹ lắm ạ!”
Riêng câu chuyện của bác Mộc, bạn chiến đấu năm xưa với bố chồng tôi sao mà tội tội, thương thương trước những hoàn cảnh éo le trong đời sống.
Vợ bác Mộc, ngã bệnh ung thư hơn mười năm trước. Vợ qua đời là cú sốc tâm lý lớn, bác Mộc mơ mơ tỉnh tỉnh mất một thời gian. Cảnh nhà lạnh lẽo vì thiếu vắng người phụ nữ, con thơ nheo nhóc kéo dài đằng đẵng khiến nhiều phen bác ý định sẽ đi bước nữa…
Nhiều người giới thiệu, lắm kẻ chủ ý đi lại… nhưng bẵng gần mười năm nay, bác Mộc vẫn ở vậy, một mình đi ra đi vào vừa làm bố, chốc lại làm mẹ trong khi những đứa con ngày một lớn dần.
Bác vẫn hay tếu táo chuyện nhà mình trong ngày 8/3: “Trời bắt số mình phải làm gà trống nuôi con, ngày 8/3, hai ông con rể không tặng hoa cho vợ, chỉ dành tặng hoa cho bố. Bố chỉ tặng hoa cho mẹ…”
Quả ngược đời, nhưng cũng chẳng lạ khi bác Mộc cho biết lý do, rằng “hai chàng rể bảo rằng, chỉ tặng hoa chúc mừng bố vì bố là người mẹ đặc biệt. Được nuôi dạy, chăm sóc bởi một người mẹ… đàn ông như thế, nên vợ đành nhường phần.”
Vui sướng, hạnh phúc nhìn các con trưởng thành, nghe các cháu háy bi bô tặng ông ngoại nhân dịp 8/3. Rồi cũng chợt buồn, nhớ tiếc người vợ đã khuất, bác Mộc lại run run cầm bó hoa cúc dại, loại hoa vợ thích nhất đặt lên bàn thờ chúc mừng bà ngày 8/3…
Buồn hơn nhưng cũng không kém phần không khí khi nhiều gia đình thiếu vắng hình ảnh người vợ, người mẹ đã chọn cách “hành quân” ra tận nghĩa trang, tảo mộ, trồng hoa mừng ngày 8/3 cho người đã khuất, như ngày thanh minh thứ hai trong năm.
Đã nhiều năm nay, cứ đến ngày 8/3 hay 20/10, ông Lợi và các con cháu lại thuê xe để cả nhà đến nghĩa trang Văn Điển, nơi người vợ và mẹ các con ông yên nghỉ.
Ông bùi ngùi: “Con người chết là hết, khép lại tất cả… sau khi bà ấy mất bố con tôi càng thêm nhớ tiếc bóng dáng sự tảo tần, vất vả chăm lo cho chồng con, đặc biệt vào những ngày lễ của mẹ. Không biết từ bao giờ, cứ đến 8/3 cả nhà lại đến thăm bà ấy, trồng quanh mộ những loại hoa bà ấy thích thuở còn sống như một thói quen, một nghi lễ quan trọng của gia đình…”
Là một người phụ nữ, trong ngày hôm nay nhận những lời chúc, bông hoa, món quà từ người thân, bống thấy muốn chia sẻ sự ghi nhận đó với sự hàm ơn, mến phục cho những người vốn không phải người phụ nữ trong gia đình... nhưng số phận và cuộc đời riêng mà họ đang lặng thầm làm thiên chức của người mẹ, người chị…
Thoạt đầu, mới nghe câu chuyện “con tổ chức 8/3 cho bố” trong gia đình hàng xóm của người bạn đồng nghiệp quả thấy khó tin và có chút hài hước. Tết 8/3 để dành tặng cho tất cả phụ nữ trên thế gian, cớ sao…
Biết thêm một số hoàn cảnh “gà trống” nuôi con, mới thấy thực sự những câu chuyện “cớ sao” trong đời sống thực vốn oái oăm lại đem đến cho chúng tôi một cảm giác về ngày 8/3 thật khác với lẽ bình thường - Vừa ngậm ngùi và cảm động, bỗng thấy quý trọng, thiêng liêng thêm biết bao thiên chức người phụ nữ của những người đàn ông làm... mẹ.
Bước vào nhà chú Hùng, ở Láng Hạ (Hà Nội), vốn là hàng xóm của cô bạn đồng nghiệp, chúng tôi cảm nhận không khí ngày 8/3 thật ấm áp bên lọ hoa ly thơm lừng đặt ở phòng khách. Từ góc bếp nhỏ, thoang thoảng mùi thơm hấp dẫn của hương liệu món ăn…
Chú Hùng ngượng ngùng: “Khổ, hai cô con gái đang mày mò làm bón bún chả nướng, tổ chức 8/3 cho cả ba bố con. Chúng tếu táo bố là bố nhưng cũng là mẹ, nên bố cũng có phần. Nhiệm vụ của bố là 5 giờ sáng đạp xe ra chợ hoa, mua một bình ly dành tặng hai cô con gái, thế là hoành tráng.”
Chú trầm giọng, kể chuyện “gà trống nuôi con" của mình: “Mình là bộ đội, trước đây vắng nhà suốt, tai họa ập đến khi bà xã bị tai nạn giao thông qua đời. Thời điểm đó con đứa mới lên tiểu học, đứa vào mầm non. Giờ hai cháu đều đã vào đại học, từ thuở ấy đến giờ, mình một thân một mình vun vén, bù đắp vị trí bà xã. Vò võ một mình, gà trống nuôi con vất vả, đắng xót lắm.”
Hương, cô con gái lớn của chú Hùng nhoẻn cười: “Nhiều năm rồi, bố như là mẹ với bọn cháu vậy. Từ ngày hai chị em vào trung học, biết đến ngày 8/3, nên cũng háo hức, mày mò tổ chức cho ba bố con, tuy đỡ tủi thân nhưng thương bố và nhớ mẹ lắm ạ!”
Riêng câu chuyện của bác Mộc, bạn chiến đấu năm xưa với bố chồng tôi sao mà tội tội, thương thương trước những hoàn cảnh éo le trong đời sống.
Vợ bác Mộc, ngã bệnh ung thư hơn mười năm trước. Vợ qua đời là cú sốc tâm lý lớn, bác Mộc mơ mơ tỉnh tỉnh mất một thời gian. Cảnh nhà lạnh lẽo vì thiếu vắng người phụ nữ, con thơ nheo nhóc kéo dài đằng đẵng khiến nhiều phen bác ý định sẽ đi bước nữa…
Nhiều người giới thiệu, lắm kẻ chủ ý đi lại… nhưng bẵng gần mười năm nay, bác Mộc vẫn ở vậy, một mình đi ra đi vào vừa làm bố, chốc lại làm mẹ trong khi những đứa con ngày một lớn dần.
Bác vẫn hay tếu táo chuyện nhà mình trong ngày 8/3: “Trời bắt số mình phải làm gà trống nuôi con, ngày 8/3, hai ông con rể không tặng hoa cho vợ, chỉ dành tặng hoa cho bố. Bố chỉ tặng hoa cho mẹ…”
Quả ngược đời, nhưng cũng chẳng lạ khi bác Mộc cho biết lý do, rằng “hai chàng rể bảo rằng, chỉ tặng hoa chúc mừng bố vì bố là người mẹ đặc biệt. Được nuôi dạy, chăm sóc bởi một người mẹ… đàn ông như thế, nên vợ đành nhường phần.”
Vui sướng, hạnh phúc nhìn các con trưởng thành, nghe các cháu háy bi bô tặng ông ngoại nhân dịp 8/3. Rồi cũng chợt buồn, nhớ tiếc người vợ đã khuất, bác Mộc lại run run cầm bó hoa cúc dại, loại hoa vợ thích nhất đặt lên bàn thờ chúc mừng bà ngày 8/3…
Buồn hơn nhưng cũng không kém phần không khí khi nhiều gia đình thiếu vắng hình ảnh người vợ, người mẹ đã chọn cách “hành quân” ra tận nghĩa trang, tảo mộ, trồng hoa mừng ngày 8/3 cho người đã khuất, như ngày thanh minh thứ hai trong năm.
Đã nhiều năm nay, cứ đến ngày 8/3 hay 20/10, ông Lợi và các con cháu lại thuê xe để cả nhà đến nghĩa trang Văn Điển, nơi người vợ và mẹ các con ông yên nghỉ.
Ông bùi ngùi: “Con người chết là hết, khép lại tất cả… sau khi bà ấy mất bố con tôi càng thêm nhớ tiếc bóng dáng sự tảo tần, vất vả chăm lo cho chồng con, đặc biệt vào những ngày lễ của mẹ. Không biết từ bao giờ, cứ đến 8/3 cả nhà lại đến thăm bà ấy, trồng quanh mộ những loại hoa bà ấy thích thuở còn sống như một thói quen, một nghi lễ quan trọng của gia đình…”
Là một người phụ nữ, trong ngày hôm nay nhận những lời chúc, bông hoa, món quà từ người thân, bống thấy muốn chia sẻ sự ghi nhận đó với sự hàm ơn, mến phục cho những người vốn không phải người phụ nữ trong gia đình... nhưng số phận và cuộc đời riêng mà họ đang lặng thầm làm thiên chức của người mẹ, người chị…
Cẩm Thơ (Vietnam+)