Hãng tin AP ngày 30/5 cho biết cậu thiếu niên 16 tuổi tên Shouryya Ray sinh tại Kolkata (Ấn Độ) đã gây chấn động giới khoa học sau khi tìm ra đáp án cho một vấn đề khoa học đã tồn tại trong 350 năm qua và hiện cậu được xem như là một "thiên tài toán học."
Ray đã chứng minh được hai lý thuyết cơ bản về động lực học của các hạt phân tử, vấn đề mà rất nhiều vĩ nhân trên thế giới đã miệt mài nghiên cứu trong nhiều thế kỷ qua. Nguyên lý hạt cơ bản này đã từng được đề xuất bởi nhà vật lý Issac Newton.
Bằng phương pháp riêng, Shouryya Ray đã phá vỡ được rào cản của một vấn đề khoa học tưởng chừng như không có lời giải, mở ra một cánh của mới trong lĩnh vực nghiên cứu cho các nhà khoa học.
Chứng minh của cậu đã cung cấp giải pháp phân tích giúp tìm ra quỹ đạo của các hạt, từ đây các nhà khoa học có thể dễ dàng tính được đường bay của một quả bóng ném và sau đó có thể dự đoán được lực cũng như hướng mà quả bóng sẽ bật ra khỏi tường. Cụ thể hơn, từ kết quả này các nhà khoa học có thể tính toán chính xác quỹ đạo của các tên lửa đạn đạo trong lĩnh vực hạt nhân.
Khi được hỏi tại sao lại chọn chứng minh một vấn đề khó của Issac Newton, Shouryya Ray hồn nhiên nói "Ở trường tôi được bảo là vấn đề trên không thể chứng minh, tôi nghĩ tại sao lại không thử nhỉ? Tôi không tin là không có giải pháp cho vấn đề này."
Từ khi còn rất bé, Shouryya Ray đã được bố mình là một kỹ sư rất thông minh cho rèn luyện và thử các bài test IQ qua các vấn đề số học. Sau đó, ông dạy Shouryya sử dụng máy tính để làm việc với các con số.
Năm 6 tuổi, cậu đã có thể giải quyết được các phương trình phức tạp mà nhiều sinh viên Đại học chưa làm được. Với sự thông minh vượt bậc Shouryya Ray đã tốt nghiệp trung học sớm hơn 2 năm so với các bạn cùng trang lứa./.
Ray đã chứng minh được hai lý thuyết cơ bản về động lực học của các hạt phân tử, vấn đề mà rất nhiều vĩ nhân trên thế giới đã miệt mài nghiên cứu trong nhiều thế kỷ qua. Nguyên lý hạt cơ bản này đã từng được đề xuất bởi nhà vật lý Issac Newton.
Bằng phương pháp riêng, Shouryya Ray đã phá vỡ được rào cản của một vấn đề khoa học tưởng chừng như không có lời giải, mở ra một cánh của mới trong lĩnh vực nghiên cứu cho các nhà khoa học.
Chứng minh của cậu đã cung cấp giải pháp phân tích giúp tìm ra quỹ đạo của các hạt, từ đây các nhà khoa học có thể dễ dàng tính được đường bay của một quả bóng ném và sau đó có thể dự đoán được lực cũng như hướng mà quả bóng sẽ bật ra khỏi tường. Cụ thể hơn, từ kết quả này các nhà khoa học có thể tính toán chính xác quỹ đạo của các tên lửa đạn đạo trong lĩnh vực hạt nhân.
Khi được hỏi tại sao lại chọn chứng minh một vấn đề khó của Issac Newton, Shouryya Ray hồn nhiên nói "Ở trường tôi được bảo là vấn đề trên không thể chứng minh, tôi nghĩ tại sao lại không thử nhỉ? Tôi không tin là không có giải pháp cho vấn đề này."
Từ khi còn rất bé, Shouryya Ray đã được bố mình là một kỹ sư rất thông minh cho rèn luyện và thử các bài test IQ qua các vấn đề số học. Sau đó, ông dạy Shouryya sử dụng máy tính để làm việc với các con số.
Năm 6 tuổi, cậu đã có thể giải quyết được các phương trình phức tạp mà nhiều sinh viên Đại học chưa làm được. Với sự thông minh vượt bậc Shouryya Ray đã tốt nghiệp trung học sớm hơn 2 năm so với các bạn cùng trang lứa./.
Thùy Linh (Vietnam+)