Dù đội tuyển Anh có vượt qua được vòng loại Euro 2012 và thành tích của "Tam sư" tại giải đấu trên đất Ba Lan và Ukraine sẽ ra sao, Fabio Capello chắc chắn sẽ vẫn rời "chiếc ghế nóng" mà ông đã ngồi trong suốt 2 năm qua.
Thực tế, tính đến khi vòng chung kết Euro 2012 kết thúc (tháng 7/2012) cũng là thời điểm bản hợp đồng có thời hạn 4 năm giữa Capello và Liên đoàn bóng đá Anh (FA) hết hạn.
Đặt giả thuyết nếu tuyển Anh chơi tốt ở giải đấu này (vô địch chẳng hạn), cơ hội được tiếp tục dẫn dắt "Tam sư" của Capello là rất lớn. Đương nhiên mức lương được đề nghị khi ấy sẽ không thể thấp hơn con số 8,8 triệu euro/năm (số tiền mà Capello đang được hưởng).
Khó nhà cầm quân nào từ chối khoản thù lao hậu hĩnh ấy, trừ Capello bởi chiến lược gia người Italy dường như đã có một kế hoạch khác và ông khẳng định sẽ từ chối nếu như được FA đề nghị tiếp tục giữ cương vị hiện tại.
"Có một điều chắc chắn tôi sẽ ra đi. Tôi quá già và chỉ muốn dành phần thời gian còn lại để thưởng thức những niềm đam mê của mình," trích lời Capello trên Daily Mail.
Đó là lý do mà Capello đưa ra để giải thích cho quyết định của mình. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong, chắc chắn lời giải thích đơn giản này không thể phơi bày cho một sự thật rằng Capello đã ngán bầu không khí ở xứ sở sương mù với những sức ép nặng trĩu từ giới truyền thông cũng như dư luận dành cho bóng đá, môn thể thao luôn là số 1 ở nước Anh.
Ở đó, khi anh làm tốt, người ta tâng anh lên tận mây xanh, khi anh thất bại, người ta sẽ dìm anh xuống sâu tận đáy của muôn vàn những chỉ trích.
Khi Capello đưa tuyển Anh sớm giành vé tới Nam Phi ở chiến dịch vòng loại World Cup 2010 với 7 trận đầu tiên toàn thắng, chiến lược gia người Italy được tung hô như một vị thánh. Họ gọi ông là huấn luyện viên xuất sắc nhất thế giới, là người thuyền trưởng tài ba có thể đưa tuyển Anh đến với bến bờ vinh quang.
Nhưng rồi chỉ sau một tháng hè, tuyển Anh dừng bước ở vòng 1/8, đó có thể coi là một thất bại, cũng là lúc Capello đứng trước muôn vàn sóng gió áp lực. Ông bị người Anh chỉ trích thậm tệ đòi sa thải, bị giới truyền thông soi mói và liên tục có những bài báo với sức nặng của những "quả bom tấn" theo kiểu "thời của Capello đã hết," "tuyển Anh không còn là của Capello"....
May mắn cho Capello là khi ấy FA đã không "a dua" theo dư luận. Sau một quãng thời gian có phần "dao động tư tưởng," các "sếp" của FA vẫn quyết định giữ lại Capello, giúp ông có cơ hội để hoàn thành nốt nhiệm vụ của mình. Cá nhân Capello thì thừa nhận, ông vẫn sống tốt bất chấp những gánh nặng áp lực.
Hai chiến thắng trước Bulgaria và Thụy Sỹ ở vòng loại Euro 2012 là những minh chứng rõ nét nhất cho khả năng thích nghi với áp lực của Capello. Và khi tuyển Anh chiến thắng, từ "vũng bùn đen tối" Capello lại bước ra ánh sáng, ông lại được ngợi ca như những ngày đầu đến với "Tam sư" khi những lời hứa hẹn lại được bắt đầu.
Nhưng với Capello, tất cả đã là quá đủ. 4 năm ngồi chiếc ghế nóng là 4 năm mang trên vai những gánh nặng áp lực. Ông vẫn ở lại với "Tam sư" phần không muốn mang tiếng bị sa thải, phần vì không muốn từ bỏ những mục tiêu còn dang dở.
64 tuổi, khi đã có tất cả ở Italy, Tây Ban Nha, Capello muốn được tôn trọng ở Anh. Có một điều chắc chắn ông sẽ ra đi khi hết hạn hợp đồng, nhưng trước khi ra đi, Capello muốn buộc người Anh phải nhớ đến ông. Chức vô địch châu Âu chăng? Mục tiêu ấy xem ra không phải quá xa vời nếu đội tuyển Anh thực sự là một đội bóng, thay vì cảnh "lộn xộn" như đã từng bị dư luận "soi" kỹ ở một số giải trước./.
Thực tế, tính đến khi vòng chung kết Euro 2012 kết thúc (tháng 7/2012) cũng là thời điểm bản hợp đồng có thời hạn 4 năm giữa Capello và Liên đoàn bóng đá Anh (FA) hết hạn.
Đặt giả thuyết nếu tuyển Anh chơi tốt ở giải đấu này (vô địch chẳng hạn), cơ hội được tiếp tục dẫn dắt "Tam sư" của Capello là rất lớn. Đương nhiên mức lương được đề nghị khi ấy sẽ không thể thấp hơn con số 8,8 triệu euro/năm (số tiền mà Capello đang được hưởng).
Khó nhà cầm quân nào từ chối khoản thù lao hậu hĩnh ấy, trừ Capello bởi chiến lược gia người Italy dường như đã có một kế hoạch khác và ông khẳng định sẽ từ chối nếu như được FA đề nghị tiếp tục giữ cương vị hiện tại.
"Có một điều chắc chắn tôi sẽ ra đi. Tôi quá già và chỉ muốn dành phần thời gian còn lại để thưởng thức những niềm đam mê của mình," trích lời Capello trên Daily Mail.
Đó là lý do mà Capello đưa ra để giải thích cho quyết định của mình. Tuy nhiên, ẩn sâu bên trong, chắc chắn lời giải thích đơn giản này không thể phơi bày cho một sự thật rằng Capello đã ngán bầu không khí ở xứ sở sương mù với những sức ép nặng trĩu từ giới truyền thông cũng như dư luận dành cho bóng đá, môn thể thao luôn là số 1 ở nước Anh.
Ở đó, khi anh làm tốt, người ta tâng anh lên tận mây xanh, khi anh thất bại, người ta sẽ dìm anh xuống sâu tận đáy của muôn vàn những chỉ trích.
Khi Capello đưa tuyển Anh sớm giành vé tới Nam Phi ở chiến dịch vòng loại World Cup 2010 với 7 trận đầu tiên toàn thắng, chiến lược gia người Italy được tung hô như một vị thánh. Họ gọi ông là huấn luyện viên xuất sắc nhất thế giới, là người thuyền trưởng tài ba có thể đưa tuyển Anh đến với bến bờ vinh quang.
Nhưng rồi chỉ sau một tháng hè, tuyển Anh dừng bước ở vòng 1/8, đó có thể coi là một thất bại, cũng là lúc Capello đứng trước muôn vàn sóng gió áp lực. Ông bị người Anh chỉ trích thậm tệ đòi sa thải, bị giới truyền thông soi mói và liên tục có những bài báo với sức nặng của những "quả bom tấn" theo kiểu "thời của Capello đã hết," "tuyển Anh không còn là của Capello"....
May mắn cho Capello là khi ấy FA đã không "a dua" theo dư luận. Sau một quãng thời gian có phần "dao động tư tưởng," các "sếp" của FA vẫn quyết định giữ lại Capello, giúp ông có cơ hội để hoàn thành nốt nhiệm vụ của mình. Cá nhân Capello thì thừa nhận, ông vẫn sống tốt bất chấp những gánh nặng áp lực.
Hai chiến thắng trước Bulgaria và Thụy Sỹ ở vòng loại Euro 2012 là những minh chứng rõ nét nhất cho khả năng thích nghi với áp lực của Capello. Và khi tuyển Anh chiến thắng, từ "vũng bùn đen tối" Capello lại bước ra ánh sáng, ông lại được ngợi ca như những ngày đầu đến với "Tam sư" khi những lời hứa hẹn lại được bắt đầu.
Nhưng với Capello, tất cả đã là quá đủ. 4 năm ngồi chiếc ghế nóng là 4 năm mang trên vai những gánh nặng áp lực. Ông vẫn ở lại với "Tam sư" phần không muốn mang tiếng bị sa thải, phần vì không muốn từ bỏ những mục tiêu còn dang dở.
64 tuổi, khi đã có tất cả ở Italy, Tây Ban Nha, Capello muốn được tôn trọng ở Anh. Có một điều chắc chắn ông sẽ ra đi khi hết hạn hợp đồng, nhưng trước khi ra đi, Capello muốn buộc người Anh phải nhớ đến ông. Chức vô địch châu Âu chăng? Mục tiêu ấy xem ra không phải quá xa vời nếu đội tuyển Anh thực sự là một đội bóng, thay vì cảnh "lộn xộn" như đã từng bị dư luận "soi" kỹ ở một số giải trước./.
(TT&VH/Vietnam+)