Ngày 28/2, Tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân Tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã bác kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của 7 bị cáo trong đường dây tiêu thụ tiền giả tại nhiều tỉnh phía Nam.
Tòa án cũng đồng thời y án 18 năm tù đối với tên cầm đầu Nguyễn Văn Tám (quê ở tỉnh Vĩnh Phúc) và 14 năm tù đối với vợ của y là Nguyễn Thị Thắng (cùng quê Vĩnh Phúc) về tội “lưu hành tiền giả." Các bị cáo còn lại trong vụ án này lĩnh các mức án từ 10-14 năm tù.
Theo bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, tháng 7/2007, sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội “lưu hành tiền giả," Nguyễn Văn Tám vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, làm nhiều nghề khác nhau và đã nghiện ma túy.
Để có tiền mua heroin, Tám đã 10 lần mua 340 triệu đồng tiền giả loại mệnh giá 100.000, 200.000, 500.000 đồng của Đặng Văn Sáu và Lê Kim Văn.
Loại mệnh giá 100.000 và 200.000 đồng, Tám mua với tỷ lệ 55/100 (5,5 triệu đồng tiền thật được 10 triệu đồng tiền giả), đối với loại mệnh giá 500.000 đồng, Tám mua tỷ lệ 50/100 (5 triệu đồng tiền thật được 10 triệu đồng tiền giả).
Trước từng chuyến đi tiêu thụ tiền giả, vợ chồng Tám họp cả nhóm bàn bạc nội dung, địa điểm, giờ xuất phát, mỗi người đi một xe máy riêng để dễ hoạt động.
Sau đó, Tám phát cho mỗi đối tượng một tờ tiền giả (mục đích là nếu bị phát hiện sẽ không bị bắt giữ vì chỉ có 1 tờ tiền giả), khi tiêu thụ xong sẽ liên lạc qua điện thoại để đem tiền thật, hàng hóa mua được từ tiền giả giao lại cho Tám và nhận 1 tờ tiền giả khác tiêu thụ tiếp.
Địa điểm tiêu thụ của chúng là các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ ven đường, các mặt hàng có giá trị thấp như thuốc lá, dầu gội đầu, nước uống đóng chai.
Những hàng hóa này thuộc quyền sở hữu của vợ chồng Tám, các đối tượng khác chỉ được hưởng hoa hồng. Theo đó, nếu tiêu thụ được một tờ 100.000 đồng (điều kiện là chỉ được mua hàng giá trị dưới 20.000 đồng) sẽ được hưởng 20.000 tiền thật; một tờ 200.000 đồng (hàng hóa dưới 30.000 đồng) sẽ được hưởng 40.000 đồng tiền thật; một tờ 500.000 đồng (hàng hóa dưới 50.000 đồng) sẽ được hưởng 100.000 đồng tiền thật.
Nếu mua hàng hóa có giá trị cao hơn quy định, vợ chồng Tám sẽ trừ số tiền vượt mức quy định vào số tiền được hưởng hoa hồng.
Dưới sự chỉ đạo của vợ chồng Tám, các tên Nguyễn Đức Tịnh, Vũ Ngọc Hưng, Tạ Văn Tư, Vũ Kiều Hậu, Lê Kim Văn đã tiêu thụ 340 triệu đồng tiền giả nói trên tại nhiều tỉnh, thành phía Nam như Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Bình Phước, Lâm Đồng./.
Tòa án cũng đồng thời y án 18 năm tù đối với tên cầm đầu Nguyễn Văn Tám (quê ở tỉnh Vĩnh Phúc) và 14 năm tù đối với vợ của y là Nguyễn Thị Thắng (cùng quê Vĩnh Phúc) về tội “lưu hành tiền giả." Các bị cáo còn lại trong vụ án này lĩnh các mức án từ 10-14 năm tù.
Theo bản án sơ thẩm của Tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp, tháng 7/2007, sau khi chấp hành xong hình phạt tù về tội “lưu hành tiền giả," Nguyễn Văn Tám vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống, làm nhiều nghề khác nhau và đã nghiện ma túy.
Để có tiền mua heroin, Tám đã 10 lần mua 340 triệu đồng tiền giả loại mệnh giá 100.000, 200.000, 500.000 đồng của Đặng Văn Sáu và Lê Kim Văn.
Loại mệnh giá 100.000 và 200.000 đồng, Tám mua với tỷ lệ 55/100 (5,5 triệu đồng tiền thật được 10 triệu đồng tiền giả), đối với loại mệnh giá 500.000 đồng, Tám mua tỷ lệ 50/100 (5 triệu đồng tiền thật được 10 triệu đồng tiền giả).
Trước từng chuyến đi tiêu thụ tiền giả, vợ chồng Tám họp cả nhóm bàn bạc nội dung, địa điểm, giờ xuất phát, mỗi người đi một xe máy riêng để dễ hoạt động.
Sau đó, Tám phát cho mỗi đối tượng một tờ tiền giả (mục đích là nếu bị phát hiện sẽ không bị bắt giữ vì chỉ có 1 tờ tiền giả), khi tiêu thụ xong sẽ liên lạc qua điện thoại để đem tiền thật, hàng hóa mua được từ tiền giả giao lại cho Tám và nhận 1 tờ tiền giả khác tiêu thụ tiếp.
Địa điểm tiêu thụ của chúng là các tiệm tạp hóa nhỏ lẻ ven đường, các mặt hàng có giá trị thấp như thuốc lá, dầu gội đầu, nước uống đóng chai.
Những hàng hóa này thuộc quyền sở hữu của vợ chồng Tám, các đối tượng khác chỉ được hưởng hoa hồng. Theo đó, nếu tiêu thụ được một tờ 100.000 đồng (điều kiện là chỉ được mua hàng giá trị dưới 20.000 đồng) sẽ được hưởng 20.000 tiền thật; một tờ 200.000 đồng (hàng hóa dưới 30.000 đồng) sẽ được hưởng 40.000 đồng tiền thật; một tờ 500.000 đồng (hàng hóa dưới 50.000 đồng) sẽ được hưởng 100.000 đồng tiền thật.
Nếu mua hàng hóa có giá trị cao hơn quy định, vợ chồng Tám sẽ trừ số tiền vượt mức quy định vào số tiền được hưởng hoa hồng.
Dưới sự chỉ đạo của vợ chồng Tám, các tên Nguyễn Đức Tịnh, Vũ Ngọc Hưng, Tạ Văn Tư, Vũ Kiều Hậu, Lê Kim Văn đã tiêu thụ 340 triệu đồng tiền giả nói trên tại nhiều tỉnh, thành phía Nam như Đồng Tháp, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu, Bình Phước, Lâm Đồng./.
Trần Xuân Tình (TTXVN/Vietnam+)