Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin, quy định và cơ hội tiếp cận thị trường liên quan đến cam kết thương mại, đầu tư quốc tế của Việt Nam là vấn đề được quan tâm tại tọa đàm “Chính sách thương mại của Liên minh châu Âu về các Hiệp định thương mại tự do (FTA)” được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/10.
Tọa đàm được tổ chức dưới sự hỗ trợ của Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (MUTRAP EU-VIETNAM) nhằm hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và hợp tác tiểu vùng; tăng cường quan hệ và đầu tư giữa Việt Nam-EU; tối đa hóa lợi ích của quá trình phát kinh tế.
Ông Brynari Fornari, Phó trưởng Ban hợp tác phát triển, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết hiệp định FTA giữa EU-Việt Nam đã trải qua bốn vòng đàm phán và kỳ vọng sẽ được ký kết vào giữa năm 2014.
Ngoài những cam kết truyền thống như mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan, Hiệp định này còn hướng đến các vấn đề như môi trường đầu tư, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững được coi là những lĩnh vực mới và có tác động đến nhiều ngành quan trọng của Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế của Dự án MUTRAP EU-VIETNAM, EU là một không gian kinh tế mở gồm 28 quốc gia, đồng thời cũng là thị trường đơn nhất, chiếm giữ nguồn vốn đầu tư lớn trên thế giới.
Hiện nay EU có định hướng chính sách mở rộng và kết nạp thêm nhiều quốc gia mới, nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế thị trường sang xuất khẩu, tiếp tục mở cửa và thúc đẩy nhiều hơn đối với những thị trường mới.
Ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án MUTRAP EU-VIETNAM đánh giá trong những Hiệp định FTA thế hệ mới, EU đưa vào những vấn đề xã hội liên quan đến tôn trọng nhân quyền, lợi ích người lao động, bảo vệ môi trường... Đối với một quốc gia không tôn trọng, tuân thủ những vấn đề này thì sẽ khó được Ủy ban EU thông qua trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định FTA với EU so với những nước cam kết thực hiện nghiêm túc.
Ông Pierre Defraigne, nguyên Phó tổng vụ trưởng Vụ Thương mại của Ủy ban châu Âu cũng cho biết các FTA thế hệ mới không dừng lại ở việc mang lại lợi ích cho nền kinh tế ở lĩnh vực thương mại, đầu tư mà còn nâng cao tính cạnh tranh thông qua những biện pháp cải thiện về đào tạo và phát triển kỹ năng của người lao động, tuân thủ điều kiện lao động, bảo đảm môi trường đầu tư-kinh doanh tốt.
Châu Á là một châu lục đang có sự thay đổi nhanh chóng, với các quốc gia đang phát triển nỗ lực tận dụng mọi cơ hội, tìm cách vươn lên để theo kịp các nước phát triển ở khu vực khác, trong đó có Việt Nam.
Ông Pierre Defraigne nhấn mạnh với dân số đông, tiềm năng về con người tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, thị trường tiêu thụ là cơ sở để Việt Nam hưởng lợi từ các FTA.
Tuy nhiên, Việt Nam cần có sự hoạch định chính sách phù hợp, gắn liền phát triển kinh tế với đảm bảo các mục tiêu xã hội, dựa trên tình hình thực tế của nền kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế nhằm khai thác hiệu quả những lợi ích đó./.
Tọa đàm được tổ chức dưới sự hỗ trợ của Dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (MUTRAP EU-VIETNAM) nhằm hỗ trợ Việt Nam hội nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và hợp tác tiểu vùng; tăng cường quan hệ và đầu tư giữa Việt Nam-EU; tối đa hóa lợi ích của quá trình phát kinh tế.
Ông Brynari Fornari, Phó trưởng Ban hợp tác phát triển, Phái đoàn Liên minh châu Âu (EU) tại Việt Nam cho biết hiệp định FTA giữa EU-Việt Nam đã trải qua bốn vòng đàm phán và kỳ vọng sẽ được ký kết vào giữa năm 2014.
Ngoài những cam kết truyền thống như mở cửa thị trường, cắt giảm thuế quan, Hiệp định này còn hướng đến các vấn đề như môi trường đầu tư, sở hữu trí tuệ, phát triển bền vững được coi là những lĩnh vực mới và có tác động đến nhiều ngành quan trọng của Việt Nam.
Theo các chuyên gia kinh tế của Dự án MUTRAP EU-VIETNAM, EU là một không gian kinh tế mở gồm 28 quốc gia, đồng thời cũng là thị trường đơn nhất, chiếm giữ nguồn vốn đầu tư lớn trên thế giới.
Hiện nay EU có định hướng chính sách mở rộng và kết nạp thêm nhiều quốc gia mới, nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế thị trường sang xuất khẩu, tiếp tục mở cửa và thúc đẩy nhiều hơn đối với những thị trường mới.
Ông Claudio Dordi, Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn Dự án MUTRAP EU-VIETNAM đánh giá trong những Hiệp định FTA thế hệ mới, EU đưa vào những vấn đề xã hội liên quan đến tôn trọng nhân quyền, lợi ích người lao động, bảo vệ môi trường... Đối với một quốc gia không tôn trọng, tuân thủ những vấn đề này thì sẽ khó được Ủy ban EU thông qua trong việc đàm phán, ký kết các Hiệp định FTA với EU so với những nước cam kết thực hiện nghiêm túc.
Ông Pierre Defraigne, nguyên Phó tổng vụ trưởng Vụ Thương mại của Ủy ban châu Âu cũng cho biết các FTA thế hệ mới không dừng lại ở việc mang lại lợi ích cho nền kinh tế ở lĩnh vực thương mại, đầu tư mà còn nâng cao tính cạnh tranh thông qua những biện pháp cải thiện về đào tạo và phát triển kỹ năng của người lao động, tuân thủ điều kiện lao động, bảo đảm môi trường đầu tư-kinh doanh tốt.
Châu Á là một châu lục đang có sự thay đổi nhanh chóng, với các quốc gia đang phát triển nỗ lực tận dụng mọi cơ hội, tìm cách vươn lên để theo kịp các nước phát triển ở khu vực khác, trong đó có Việt Nam.
Ông Pierre Defraigne nhấn mạnh với dân số đông, tiềm năng về con người tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất, thị trường tiêu thụ là cơ sở để Việt Nam hưởng lợi từ các FTA.
Tuy nhiên, Việt Nam cần có sự hoạch định chính sách phù hợp, gắn liền phát triển kinh tế với đảm bảo các mục tiêu xã hội, dựa trên tình hình thực tế của nền kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế nhằm khai thác hiệu quả những lợi ích đó./.
Mỹ Phương (TTXVN)