"Cập nhật báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2013" là nội dung hội nghị tọa đàm do Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế tổ chức vào ngày 3/10 tại thành phố Huế.
Ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam và ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế chủ trì buổi tọa đàm.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế ADB, năm 2013 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,2% và những tiến bộ dần dần đạt được trong quá trình xử lý nợ xấu sẽ giúp cho tốc độ tăng trưởng đạt 5,5% trong năm tới.
ADB cũng đưa ra thông điệp là giải quyết nợ xấu cần có sự nỗ lực của các bộ, ngành; đồng thời việc hạ lãi suất ngân hàng mà không xử lý nợ xấu có thể tăng sự bất ổn, vì vậy cần có sự quyết tâm chính trị cao để đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp…
ADB dự báo về lạm phát sẽ được điều chỉnh giảm xuống còn 6,5% trong năm nay, do lạm phát giá lương thực đã giảm nhanh hơn dự kiến. Nhưng sang năm 2014, lạm phát được dự báo sẽ tăng lên khoảng 7,2%, do chính sách nới lỏng tiền tệ và cung ứng dòng tiền tăng thêm...
["Việt Nam dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng"]
Trong phần lớn thời gian tọa đàm, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận xoay quanh các tham luận chính của ADB và tỉnh Thừa Thiên-Huế về "Tình hình và triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam"; "Tình hình và định hướng phát triển kinh tế, xã hội"; thảo luận một số vấn đề cụ thể như định hướng phát triển quy hoạch tổng thể và các nhu cầu đề xuất hợp tác với ADB trong đầu tư phát triển hạ tầng chung của đô thị Huế; về công tác bảo tồn tổng thể di sản Huế định hướng đến năm 2020, gắn với xây dựng đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa, thân thiện với môi trường của Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế; quá trình thực hiện dự án và triển vọng hợp tác trên lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học trong phát triển kinh tế, xã hội của Ban quản lý dự án BCC (dự án phát triển Mekong mở rộng - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế); và đánh giá hiệu quả các dự án trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết Thừa Thiên-Huế nằm trên trục giao thông xuyên Việt và cửa ngõ của tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào với biển Đông; và có quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trong nước, Thừa Thiên-Huế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở mức cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, huy động vốn đầu tư tăng bình quân 14,2%/năm…
Tuy vậy, đứng trước thách thức do khó khăn của kinh tế toàn cầu, việc tiếp cận những thông tin về kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, về định hướng phát triển của ADB trong thời gian tới, cũng như việc phân tích các tiềm năng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng, càng gắn chặt hơn mối quan hệ hợp tác và định hướng phát triển giữa Thừa Thiên-Huế với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)..../.
Ông Tomoyuki Kimura - Giám đốc Quốc gia của ADB tại Việt Nam và ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế chủ trì buổi tọa đàm.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế ADB, năm 2013 tăng trưởng kinh tế của Việt Nam là 5,2% và những tiến bộ dần dần đạt được trong quá trình xử lý nợ xấu sẽ giúp cho tốc độ tăng trưởng đạt 5,5% trong năm tới.
ADB cũng đưa ra thông điệp là giải quyết nợ xấu cần có sự nỗ lực của các bộ, ngành; đồng thời việc hạ lãi suất ngân hàng mà không xử lý nợ xấu có thể tăng sự bất ổn, vì vậy cần có sự quyết tâm chính trị cao để đẩy nhanh quá trình cải cách doanh nghiệp…
ADB dự báo về lạm phát sẽ được điều chỉnh giảm xuống còn 6,5% trong năm nay, do lạm phát giá lương thực đã giảm nhanh hơn dự kiến. Nhưng sang năm 2014, lạm phát được dự báo sẽ tăng lên khoảng 7,2%, do chính sách nới lỏng tiền tệ và cung ứng dòng tiền tăng thêm...
["Việt Nam dần phục hồi và lấy lại đà tăng trưởng"]
Trong phần lớn thời gian tọa đàm, các đại biểu cũng đã tập trung thảo luận xoay quanh các tham luận chính của ADB và tỉnh Thừa Thiên-Huế về "Tình hình và triển vọng phát triển kinh tế Việt Nam"; "Tình hình và định hướng phát triển kinh tế, xã hội"; thảo luận một số vấn đề cụ thể như định hướng phát triển quy hoạch tổng thể và các nhu cầu đề xuất hợp tác với ADB trong đầu tư phát triển hạ tầng chung của đô thị Huế; về công tác bảo tồn tổng thể di sản Huế định hướng đến năm 2020, gắn với xây dựng đô thị sinh thái, cảnh quan, di sản, văn hóa, thân thiện với môi trường của Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế; quá trình thực hiện dự án và triển vọng hợp tác trên lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học trong phát triển kinh tế, xã hội của Ban quản lý dự án BCC (dự án phát triển Mekong mở rộng - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên-Huế); và đánh giá hiệu quả các dự án trong phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh.
Ông Nguyễn Văn Cao - Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết Thừa Thiên-Huế nằm trên trục giao thông xuyên Việt và cửa ngõ của tuyến Hành lang kinh tế Đông-Tây nối Myanmar, Thái Lan, Lào với biển Đông; và có quần thể di tích Cố đô Huế là di sản văn hóa thế giới.
Mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức do khủng hoảng kinh tế toàn cầu và trong nước, Thừa Thiên-Huế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ở mức cao và ổn định. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch rõ nét theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, huy động vốn đầu tư tăng bình quân 14,2%/năm…
Tuy vậy, đứng trước thách thức do khó khăn của kinh tế toàn cầu, việc tiếp cận những thông tin về kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, về định hướng phát triển của ADB trong thời gian tới, cũng như việc phân tích các tiềm năng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam nói chung và Thừa Thiên-Huế nói riêng, càng gắn chặt hơn mối quan hệ hợp tác và định hướng phát triển giữa Thừa Thiên-Huế với Ngân hàng phát triển châu Á (ADB)..../.
Quốc Việt (TTXVN)