Vùng đồng bằng sông Hồng hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiên tai, hạn hán trong khi hệ thống thủy lợi khu vực này đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, an ninh lương thực, đời sống dân sinh.
Hội nghị quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Hồng ngày 19/10, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi và Viện Quy hoạch Thủy lợi tổ chức, được coi là giải pháp cấp bách tháo gỡ thực trạng công trình thủy lợi lưu vực sông Hồng.
Ông Đào Ngọc Tuấn, Trưởng phòng quy hoạch các lưu vực sông Bắc Bộ (Viện Quy hoạch Thủy lợi) cho biết hiện tượng xói lở mạnh và phức tạp xảy ra phổ biến ở tất cả các lưu vực sông Bắc Bộ do nhiều nguyên nhân như rừng đầu nguồn bị phá hoại làm thay đổi chế độ thủy văn, thủy lực của dòng chảy, điều tiết hồ Hòa Bình làm mực nước vùng hạ du thay đổi đột ngột…
Giáo sư Đỗ Tất Tuyên, chuyên gia nghiên cứu sông Hồng cho rằng, ngoài yếu tố hạn hán gia tăng thì vùng đồng bằng sông Hồng đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng và xâm nhập mặt do biến đổi khí hậu.
Đồng bằng sông Hồng hiện có khoảng 55 hệ thống thủy nông, thủy lợi đảm bảo tưới cho 765.000ha, tiêu khoảng 510.000ha. Tuy nhiên, các công trình tiêu nước vùng ven biển hầu hết là các hệ thống tiêu tự chảy; khi mực nước biển dâng lên, việc tiêu tự chảy sẽ hết sức khó khăn, diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực. Vì vậy, quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng là việc làm hết sức cấp bách.
Để từng bước hoàn thiện quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Hồng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đào Xuân Học khẳng định Bộ đang từng bước hoàn thành xây dựng các hồ chứa trên thượng nguồn để cùng tham gia cắt lũ đồng thời nâng cấp hệ thống đê sông đảm bảo an toàn cho hạ du.
Bên cạnh đó tiếp tục tiến hành nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông và các cống dưới đê, kết hợp bổ sung diện tích rừng ngập mặn ven biển; xây dựng các đập ngăn sông để chống nước biển dâng và xâm nhập mặn sâu vào đất liền; đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các trạm bơm tưới, tiêu, các cống... trên địa bàn các tỉnh./.
Hội nghị quy hoạch tổng thể thủy lợi đồng bằng sông Hồng ngày 19/10, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Thủy lợi và Viện Quy hoạch Thủy lợi tổ chức, được coi là giải pháp cấp bách tháo gỡ thực trạng công trình thủy lợi lưu vực sông Hồng.
Ông Đào Ngọc Tuấn, Trưởng phòng quy hoạch các lưu vực sông Bắc Bộ (Viện Quy hoạch Thủy lợi) cho biết hiện tượng xói lở mạnh và phức tạp xảy ra phổ biến ở tất cả các lưu vực sông Bắc Bộ do nhiều nguyên nhân như rừng đầu nguồn bị phá hoại làm thay đổi chế độ thủy văn, thủy lực của dòng chảy, điều tiết hồ Hòa Bình làm mực nước vùng hạ du thay đổi đột ngột…
Giáo sư Đỗ Tất Tuyên, chuyên gia nghiên cứu sông Hồng cho rằng, ngoài yếu tố hạn hán gia tăng thì vùng đồng bằng sông Hồng đang phải đối mặt với tình trạng nước biển dâng và xâm nhập mặt do biến đổi khí hậu.
Đồng bằng sông Hồng hiện có khoảng 55 hệ thống thủy nông, thủy lợi đảm bảo tưới cho 765.000ha, tiêu khoảng 510.000ha. Tuy nhiên, các công trình tiêu nước vùng ven biển hầu hết là các hệ thống tiêu tự chảy; khi mực nước biển dâng lên, việc tiêu tự chảy sẽ hết sức khó khăn, diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực. Vì vậy, quy hoạch thủy lợi lưu vực sông Hồng là việc làm hết sức cấp bách.
Để từng bước hoàn thiện quy hoạch thủy lợi đồng bằng sông Hồng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đào Xuân Học khẳng định Bộ đang từng bước hoàn thành xây dựng các hồ chứa trên thượng nguồn để cùng tham gia cắt lũ đồng thời nâng cấp hệ thống đê sông đảm bảo an toàn cho hạ du.
Bên cạnh đó tiếp tục tiến hành nâng cấp và hoàn thiện hệ thống đê biển, đê cửa sông và các cống dưới đê, kết hợp bổ sung diện tích rừng ngập mặn ven biển; xây dựng các đập ngăn sông để chống nước biển dâng và xâm nhập mặn sâu vào đất liền; đầu tư nâng cấp, hiện đại hóa hệ thống công trình thủy lợi bao gồm các trạm bơm tưới, tiêu, các cống... trên địa bàn các tỉnh./.
Hoàng Linh (TTXVN/Vietnam+)