Ủy ban châu Âu (EC) ngày 9/3 đã cáo buộc Mỹ bảo hộ thương mại một hợp đồng quân sự khi Bộ Quốc phòng Mỹ công bố các điều khoản đấu thầu thiên vị cho tập đoàn Boeing trong thương vụ giành hợp đồng sản xuất máy bay cho không quân Mỹ giữa một bên là Boeing với bên kia là Tập đoàn chế tạo máy bay Airbus của châu Âu và đối tác Northrop Grumman của Mỹ.
Tổ hợp Quốc phòng và Vũ trụ châu Âu (EADC), công ty mẹ của hãng sản xuất máy bay Airbus, đã phối hợp với đối tác Northrop Grumman tham gia thương vụ giành hợp đồng trị giá 35 tỷ USD để sản xuất 179 máy bay tiếp nhiên liệu cho không quân Mỹ.
Tuy nhiên, ngày 8/3, hai công ty đã quyết định rút khỏi cuộc đấu thầu này vì cho rằng phía Mỹ đã đưa ra những điều khoản bỏ thầu nghiêng về loại máy bay nhỏ hơn mà hãng Boeing chào hàng.
Ủy viên thương mại của Liên minh châu Âu (EU), ông Karel De Gucht, cho biết ông lấy làm tiếc về việc EADC, một nhà cung cấp tiềm năng lớn, lại không thể tham gia đấu thầu hợp đồng kiểu này.
Đức và Pháp cũng tỏ ra thất vọng về quyết định sửa đổi tiêu chuẩn trong hợp đồng của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Rainer Bruederle cảnh báo hành động trên của Mỹ là dấu hiệu bảo hộ mậu dịch.
Đây không phải lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ tỏ ra thiên vị với tập đoàn chế tạo máy bay Boeing.
Đầu năm 2008, EADC và Northrop Grumman đã được chọn và gần như giành được hợp đồng cung cấp máy bay tiếp nhiên liệu cho không quân Mỹ, song quyết định này đã bị hủy bỏ vào cuối năm đó do vấp phải sự phản đối từ hãng Boeing./.
Tổ hợp Quốc phòng và Vũ trụ châu Âu (EADC), công ty mẹ của hãng sản xuất máy bay Airbus, đã phối hợp với đối tác Northrop Grumman tham gia thương vụ giành hợp đồng trị giá 35 tỷ USD để sản xuất 179 máy bay tiếp nhiên liệu cho không quân Mỹ.
Tuy nhiên, ngày 8/3, hai công ty đã quyết định rút khỏi cuộc đấu thầu này vì cho rằng phía Mỹ đã đưa ra những điều khoản bỏ thầu nghiêng về loại máy bay nhỏ hơn mà hãng Boeing chào hàng.
Ủy viên thương mại của Liên minh châu Âu (EU), ông Karel De Gucht, cho biết ông lấy làm tiếc về việc EADC, một nhà cung cấp tiềm năng lớn, lại không thể tham gia đấu thầu hợp đồng kiểu này.
Đức và Pháp cũng tỏ ra thất vọng về quyết định sửa đổi tiêu chuẩn trong hợp đồng của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Bộ trưởng Kinh tế Đức Rainer Bruederle cảnh báo hành động trên của Mỹ là dấu hiệu bảo hộ mậu dịch.
Đây không phải lần đầu tiên Bộ Quốc phòng Mỹ tỏ ra thiên vị với tập đoàn chế tạo máy bay Boeing.
Đầu năm 2008, EADC và Northrop Grumman đã được chọn và gần như giành được hợp đồng cung cấp máy bay tiếp nhiên liệu cho không quân Mỹ, song quyết định này đã bị hủy bỏ vào cuối năm đó do vấp phải sự phản đối từ hãng Boeing./.
(TTXVN/Vietnam+)