Những người sống sót sau đột quỵ có thể phục hồi cánh tay bị liệt, nhưng đó là một quá trình diễn ra khá chậm.
Tuy nhiên, với kỹ thuật hiện đại ngày nay, điều này có thể trở nên dễ dàng hơn. Với một cánh tay robot và phần mềm thực tại ảo, người bệnh có thể từng bước trở lại với cuộc sống bình thường và lấy lại được niềm vui trong cuộc đời.
Robot hỗ trợ chuyển động tay của bệnh nhân, và bệnh nhân theo dõi nó trên một màn hình máy tính, sử dụng thông tin phản hồi này để học lại các nhiệm vụ khác nhau.
Bộ não con người gặp trục trặc bất ngờ mà không hề có dấu hiệu cảnh báo nào và chứng đột quỵ hay tai biến mạch máu não có thể giết chết người ta chỉ trong vài giây.
Hơn 750.000 người Mỹ bị đột quỵ mỗi năm. Nếu may mắn sống sót, nhiều người không thể đi bộ hoặc sử dụng cánh tay của họ. Giờ đây, một khám phá và đột phá trong khoa học có thể thay đổi cuộc sống của họ.
Từng bước một, Jerry Smith đang di chuyển gần hơn để cuộc sống của ông trở lại bình thường. Smith là một trong gần năm triệu người sống sót thì đấu tranh để học lại những điều cơ bản nhất.
Thiết bị mới mà Smith đang dùng - có sử dụng tín hiệu âm thanh và hình ảnh, có thể giúp ích rất nhiều cho anh. Với cái tên là Rupert - viết tắt của robot lặp đi lặp lại liệu pháp, nó được thiết kế để giúp bệnh nhân đột quỵ lấy lại năng lượng của chuyển động trong cánh tay của họ.
Nhà cơ sinh học Kế Bình thuộc Đại học Arizona State ở Tempe, bang Arizona, và các đồng nghiệp của ông tại Khoa Cơ liên kết động lực (KMI) đã nghiên cứu chế tạo một cánh tay robot và màn hình thực tại ảo để phục vụ công trình nghiên cứu này.
Tiến sĩ Kế Bình hy vọng Rupert sẽ đem lại thành công trong việc điều trị những người sống sót sau đột quỵ đồng thời giá cả của nó cũng sẽ phải chăng để người bệnh có thể tự sử dụng tại nhà. Trong vòng ba năm tới, Rupert sẽ có mặt tại các gia đình Mỹ./.
Tuy nhiên, với kỹ thuật hiện đại ngày nay, điều này có thể trở nên dễ dàng hơn. Với một cánh tay robot và phần mềm thực tại ảo, người bệnh có thể từng bước trở lại với cuộc sống bình thường và lấy lại được niềm vui trong cuộc đời.
Robot hỗ trợ chuyển động tay của bệnh nhân, và bệnh nhân theo dõi nó trên một màn hình máy tính, sử dụng thông tin phản hồi này để học lại các nhiệm vụ khác nhau.
Bộ não con người gặp trục trặc bất ngờ mà không hề có dấu hiệu cảnh báo nào và chứng đột quỵ hay tai biến mạch máu não có thể giết chết người ta chỉ trong vài giây.
Hơn 750.000 người Mỹ bị đột quỵ mỗi năm. Nếu may mắn sống sót, nhiều người không thể đi bộ hoặc sử dụng cánh tay của họ. Giờ đây, một khám phá và đột phá trong khoa học có thể thay đổi cuộc sống của họ.
Từng bước một, Jerry Smith đang di chuyển gần hơn để cuộc sống của ông trở lại bình thường. Smith là một trong gần năm triệu người sống sót thì đấu tranh để học lại những điều cơ bản nhất.
Thiết bị mới mà Smith đang dùng - có sử dụng tín hiệu âm thanh và hình ảnh, có thể giúp ích rất nhiều cho anh. Với cái tên là Rupert - viết tắt của robot lặp đi lặp lại liệu pháp, nó được thiết kế để giúp bệnh nhân đột quỵ lấy lại năng lượng của chuyển động trong cánh tay của họ.
Nhà cơ sinh học Kế Bình thuộc Đại học Arizona State ở Tempe, bang Arizona, và các đồng nghiệp của ông tại Khoa Cơ liên kết động lực (KMI) đã nghiên cứu chế tạo một cánh tay robot và màn hình thực tại ảo để phục vụ công trình nghiên cứu này.
Tiến sĩ Kế Bình hy vọng Rupert sẽ đem lại thành công trong việc điều trị những người sống sót sau đột quỵ đồng thời giá cả của nó cũng sẽ phải chăng để người bệnh có thể tự sử dụng tại nhà. Trong vòng ba năm tới, Rupert sẽ có mặt tại các gia đình Mỹ./.
Cao Phong (Vietnam+)